Răng hàm có một vị trị quan trọng trên cung hàm. Dù là hàm răng trên hàm dưới thì răng hàm bị mất cũng đều sẽ gây những ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Thậm chí, nếu tình trạng mất răng để lâu có thể kéo theo nhiều biến chứng như tiêu xương hàm, khuôn mặt bị biến dạng. Để tránh những biến chứng này có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý không trì hoãn việc phục hình răng. Cụ thể, bài viết sau sẽ giúp ta tìm hiểu về các cách trồng răng hàm, trồng răng hàm có đau không? và những cách thường được áp dụng.
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp cần sớm thực hiện trồng răng hàm
Răng hàm là những chiếc răng kích thước lớn trên cung hàm. Răng có mặt nhau rộng, bề mặt có những gờ rãnh nên sẽ đảm nhận chức năng chính của răng. Đó chính là chức năng nhai, nghiền, xé nát thức ăn. Sau đó, thức ăn sẽ được đưa vào dạ dày, dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng hơn sau khi đã được nghiền nhỏ.
Việc răng hàm bị mất sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng, hệ lụy nghiêm trọng tới khả năng ăn nhai. Trong trường hợp bệnh nhân không thể trồng răng hàm mới sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng tiêu xương hàm. Điều này sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, vẻ ngoài già hơn so với tuổi.
Trước khi tìm hiểu cụ thể về trồng răng hàm và cách thực hiện, ta cần biết những trường hợp được bác sĩ khuyên nên thực hiện trồng răng sớm:
– Những người nhai bị chậm và yếu do tình trạng mất răng gây nên.
– Răng hàm bị lung lay và thường xuyên đau nhức nghiêm trọng.
– Trồng răng hàm khi răng bị sâu, bắt buộc cần nhổ bỏ.
– Răng cấm bị mọc vẹo gây ảnh hưởng các răng khác. Điều này khiến quá trinh ăn uống bị cản trở nghiêm trọng.
– Răng bị thưa và hở kẽ nghiêm trọng.
2. Trồng răng hàm có đau không?
Trồng răng hàm có đau không là câu hỏi của rất nhiều người. Trên thực tế, ngày nay công nghệ nha khoa đã có nhiều cải tiến hơn. Các kỹ thuật nha khoa ngày càng tiến bộ, cùng đó la sự hỗ trợ từ những trang thiết bị, máy móc hiện đại. Nhờ vậy, những phương pháp trồng răng giả không còn gây quá nhiều đau đớn hay cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Sau khi đã thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn về cách để chăm sóc răng miệng phù hợp. Nhờ vậy, người bệnh có thể hạn chế tình trạng bị sưng đau hay chảy máu. Bệnh nhân cũng sẽ được kê thêm các loại thuốc kháng sinh, giảm đau và chống viêm trong trường hợp cần thiết.
Tuy vẫn có khả năng xảy ra tình trạng bị đau nhức, ê buốt sau khi thực hiện nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động thường nhật. Đặc biệt, răng hàm thuộc vị trí nhạy cảm và là răng có trách nhiệm nhai chủ lực. Răng giữ vai trò giúp cân đối khuôn mặt nên cần có chế độ chăm sóc cẩn thận hơn.
3. Các phương pháp trồng răng hàm
Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả thường được áp dụng để phục hình răng hàm. Tùy vào tình trạng cụ thể và điều kiện tài chính, mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp khác nhau:
3.1 Thực hiện trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp
Sử dụng hàm giả tháo lắp là phương pháp truyền thống để phục hình răng hàm bị mất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một khuôn răng giả được gắn trực tiếp vào phần hàm thật của bệnh nhân.
Về ưu điểm, hàm giả tháo lắp được đánh giá nổi bật với:
– Chi phí thực hiện không cao.
– Phương pháp này có thể tháo lắp và giúp cho quá trình ăn uống, vệ sinh dễ dàng hơn.
– Thời gian thực hiện trồng răng không mất nhiều.
– Thực hiện phương pháp này, bệnh nhân không cần mài răng. Quá trình tiểu phẫu nay đơn giản và không yêu cầu những kỹ thuật thực hiện cao.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại những khuyết điểm:
– Không thể ngăn chặn được biến chứng về tiêu xương hàm.
– Chỉ khôi phục được khả năng ăn nhai từ khoảng 30-40%.
– Dễ bị mắc những bệnh lý răng miệng như tụt lợi, viêm nướu, …
– Cần thực hiện thay hàm mới sau một thời gian đã sử dụng.
3.2 Thực hiện trồng răng hàm bằng cầu răng sứ
Không giống với hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ là phương pháp với kỹ thuật trồng răng cố định. Phương pháp này giúp khôi phục toàn bộ phần thân răng đã mất. Cầu răng sứ thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân bị mất số lượng răng không quá lớn. Điều này là bởi phương pháp này cần mài răng ở bên cạnh để thực hiện làm trụ bắc cầu. Do đó, nếu bị mất quá nhiều răng hay răng làm trụ không chắc khỏe thì không thể thực hiện được.
Ưu điểm:
– Khôi phục được khả năng ăn nhai nhiều hơn hẳn so với phương pháp hàm giả tháo lắp.
– Đem lại tính thẩm mỹ cao.
– Cầu răng sứ có độ bền tới 10 năm hoặc có thể lâu hơn nếu được chăm sóc với chế độ phù hợp.
Nhược điểm:
– Không thể ngăn được tình trạng bị tiêu xương hàm.
– Để thực hiện phương pháp này cần có 2 răng kế cận khỏe mạnh để có thể làm trụ cho phần mão răng. Do đó nếu muốn trồng lại răng hàm số 7, phương pháp này không thể áp dụng.
– Không thể áp dụng phương pháp này với trường hợp bị mất răng toàn hàm.
3.3 Thực hiện trồng răng hàm bằng cấy ghép Implant
Tương tự như cầu răng sứ, phương pháp cấy ghép Implant có kỹ thuật trồng răng cố định vào phần xương hàm. Implant có mọt kết cấu giống như răng thật với phần trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần đưa trụ Implant vào thay thế chân răng thật ở bên trong xương hàm.
Ưu điểm:
– Ngăn chặn được các biến chứng về xương mà 2 phương pháp trên không thể đảm bảo.
– Không gây tác động đến các răng liền kề và có thể áp dụng với nhiều trường hợp bị mất răng khác nhau.
– Khôi phục được chức năng ăn nhai lên tới 100%.
– Đảm bảo được tính thẩm mỹ tới mức tối ưu.
– Có độ bền tới 25 năm hoặc có thể là vĩnh viễn nếu có chế độ chăm sóc tốt.
Nhược điểm:
– Chi phí thực hiện cao và không phù hợp nhiều đối tượng khách hàng.
– Đòi hỏi tay nghề bác sĩ thực hiện tốt với máy móc hỗ trợ hiện đại.
Trên đây là những thông tin về trồng răng hàm có đau không và những phương pháp áp dụng phổ biến. Dù với phương pháp nào, sau khi thực hiện bệnh nhân cũng cần có phương pháp chăm sóc phù hợp và thăm khám định kỳ để duy trì được hiệu quả tốt hơn.