Mắt nổi hột và ngứa là triệu chứng của bệnh gì, liệu có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm. Hãy cũng theo doi bài viết để biết câu trả lời là gì nhé.
Menu xem nhanh:
1.Bệnh liên quan đến nổi hột và ngứa mắt
1.1. Mắt nổi hột và ngứa là triệu chứng của bệnh gì?
Bệnh đau mắt hột là một dạng nhiễm khuẩn ở mắt, bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc với mắt, mũi và dịch họng của những người bị bệnh. Việc dùng chung các đồ vật sinh hoạt như khăn mặt với người bệnh cũng là một cách làm lây truyền căn bệnh đau mắt hột này.
Khi bắt đầu nhiễm bệnh, người bệnh có thể cảm thấy mắt bị ngứa nhẹ, đồng thời mí mắt và mắt bị kích ứng. Tiếp theo, mắt có thể có nhiều ghèn và mí mắt cũng sưng lên. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hậu quả nặng nề nhất mà nó có thể gây ra là mù lòa nếu như không được chữa trị sớm và dứt điểm.
Khi nhiễm bệnh, cả hai bên mắt đều có những biểu hiện như:
– Mí mắt bị sưng, mắt cảm thấy ngứa nhẹ, mắt và mí bị kích ứng
– Mắt tiết ra nhiều gỉ mắt, nhiều nhầy hoặc mủ
– Mắt hơi đau và bị nhạy cảm với ánh sáng
– Chảy nhiều nước mắt
Có thể quan sát thấy những biểu hiện sau ở người bị đau mắt hột khi được bác sĩ khám:
– Trong mắt có xuất hiện nhiều hột nhỏ li ti. Những nốt này hình tròn, có màu trắng hoặc xám, cấu trúc mạch máu đi qua. Vị trí thường xuất hiện nốt là kết mạc mi trên, mi dưới, rìa giác mạc, cùng đồ, kích thước không đều nhau từ 0.5 đến 1mm.
– Có nhú gai trong mắt với đặc điểm là các hình đa giác màu hồng với trục mạch máu ở giữa và các mao mạch tỏa ra xung quanh
– Có hình thành sẹo ở kết mạc mi trên với những dải trắng xơ, hình thành dạng lưới. Những tổn thương dạng này chứng tỏ bệnh đã tiến triển khá lâu trước đây. Khi sẹo đã bị hình thành ở kết mạc mi sẽ làm cho lông mi bị mọc ngược, còn gọi là lông quặm, những phần lông này sẽ cọ xát vào giác mạc làm giác mạc bị tổn thương, tái phát các viêm nhiễm và thị lực bị ảnh hưởng.
1.2. Nguyên nhân mắt nổi hột và ngứa
Chlamydia Trachomatis là vi khuẩn chính gây nên bệnh đau mắt hột, ngoài ra loại vi khuẩn này cũng có thể gây nên các bệnh đường tiết niệu, sinh dục có hạt. Chúng có tổng cộng 15 tuýp huyết thanh khác nhau để có thể gây nên bệnh ở đường sinh dục và mắt. Bệnh đau mắt hột cũng chính là do loại vi khuẩn này gây ra.
Ở trong môi trường lạnh, loại vi khuẩn này có thể tồn tại bình thường hàng tuần liền. Nếu nhiệt độ cao lên đến 50 độ C có thể khiến chúng bị tiêu diệt trong vòng 15 phút đồng hồ. Nếu chúng không ở trên cơ thể người mà tồn tại ở bên ngoài môi trường thì chỉ sống không quá 1 ngày.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh đau mắt hột là vi khuẩn nhưng cũng có một số nguyên nhân bên ngoài tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh này đó là:
– Môi trường sống, điều kiện sống không đảm bảo khiến cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.
– Có quá nhiều người tập trung ở một không gian hẹp cũng khiến cho bệnh có nhiều khả năng lây lan hơn sang cho cộng đồng.
– Điều kiện vệ sinh hạn chế hay có thể nói là kém, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khiến cho những người sinh sống tại đó dễ dàng mắc bệnh hơn.
– Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ bị mắc bệnh nhất do không biết vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
1.3. Bệnh đau mắt hột liệu có nguy hiểm không?
Vi khuẩn tên Chlamydia trachomatis sau khi xâm nhật và phát triển sinh sôi tại khu vực mí mắt sẽ gây nên viêm nhiễm quanh vùng giác mạc và kết mạc của người nhiễm bệnh chính là cơ chế gây nên bệnh đau mắt hột. Khi bị tiếp xúc các bộ phận mắt mũi miệng giữa người bệnh và người lành sẽ làm cho bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng. Nhất là khi mọi người dùng chung ác đồ vật cá nhân với nhau thì khả năng lây lan bệnh lại càng dễ dàng hơn. Chính vì vậy khuyến cáo đưa ra để ngăn ngừa bệnh đau mắt hột là không nên dùng chung đồ với người khác.
Bệnh đau mắt hột sẽ phát triển qua 5 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng:
Giai đoạn 1: Vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào mắt khiến cho mắt cảm thấy ngứa và đỏ lên khiến người bệnh cảm thấy muốn dụi mắt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân dụi mắt nhiều sẽ càng khiến cho tình trạng của mắt trở nên nặng hơn.
Giai đoạn 2: Sau từ 5 ngày trở đi, bệnh sẽ phát triển lên mức độ cao hơn, mí mắt sẽ sưng đỏ và có thể bị mưng mủ, ra nhiều gỉ mắt. Giai đoạn này có thể lây nhiễm nhanh hơn.
Giai đoạn 3: Sẹo bắt đầu có thể hình thành từ giai đoạn này. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị thì có thể hình thành sẹo biến dạng làm cho mắt bị mất tính thẩm mỹ
Giai đoạn 4: Lông mi bị mọc ngược khi mắt bắt đầu hình thành sẹo. Những cấu trúc sẹo này khiến cho lông mi bị đâm ngược vào trong mắt khiến cho mắt bị tổn thương khá nhiều vì giác mạc bị trầy xước.
Giai đoạn 5: Khi lông mi mọc ngược và cọ xát quá nhiều vào giác mác sẽ khiến cho giác mạc bị mờ, nếu không được chữa trĩ kịp thời có thể dẫn đến mù lòa.
Theo các thống kê về y khoa, những ca bệnh đau mắt hột chủ yếu thường ở những nước kém phát triển, không có nhiều điều kiện về vệ sinh như Châu Phi và các nước thuộc Đông Nam Á. Chưa có phương án điều trị bệnh đau mắt hột một cách triệt để mà chỉ có tìm cách để phòng tránh bệnh.
2. Điều trị căn bệnh đau mắt hột như thế nào?
Điều trị bệnh đau mắt hột như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào mà sẽ phải điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa hoặc cả hai.
– Dùng nội khoa để điều trị đau mắt hột
Bệnh này do vi khuẩn gây ra nên phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Những kháng sinh được lựa chọn đó là:
+ Thuốc kháng sinh azithromycin 1 liều trong năm, có thể nhắc lại từ 6 tháng đến 12 tháng do bệnh này có thể tái phát lại. Lưu ý kháng sinh này chỉ dùng 1 liều duy nhất nên không sợ quên, dễ uống nhưng không dùng được cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú mẹ và trẻ em dưới 1 tuổi và có cân nặng dưới 8kg.
+ Sử dụng kháng sinh erythromycin với liều lượng 3 ngày/lần trong vòng 3 tuần.
+ Thuốc kháng sinh tra mắt tetracyclin 1% liều lượng tra 2 lần mỗi ngày liên tục trong vòng 6 tháng. Phương pháp này kéo dài nên người bệnh có thể quên tra thuốc.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. Lưu ý không dùng chung đồ cá nhân hàng ngày với nhiều người. Tốt nhất nên điều trị cho cả gia đình theo chỉ định của bác sĩ và thường xuyên tra nước mắt nhân tạo để chống khô mắt, đồng thời bổ sung vitamin đầy đủ.
– Điều trị bằng ngoại khoa
Khi bệnh đau mắt hột đã phát triển đến mức xuất hiện nhiều lông quặm thì cần phải làm phẫu thuật để mổ quặm, hạn chế nhưng nguy cơ biến chứng do lông quặm.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh đau mắt hột và các triệu chứng mắt nổi hột và ngứa của bệnh, hi vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.