Đau bụng quằn quại, lan ra sau lưng là một trong những triệu chứng lâm sàng viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp có thể gây biến chứng suy thận, nang giả tụy, nhiễm trùng… nguy hiểm đến tính mạng. Những triệu chứng khác cảnh báo viêm tụy cấp là gì?
Menu xem nhanh:
1. Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp có tỉ lệ tử vong từ 5 – 15%, tùy vào bệnh cảnh, tuổi tác, bệnh nền của người bệnh. Viêm tụy cấp do sỏi mật có nguy cơ tử vong cao hơn so với viêm tụy cấp do rượu. Bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… làm tăng nguy cơ biến chứng viêm tụy cấp nặng hơn. Bệnh nhân tử vong chủ yếu là do suy đa tạng, hoại tử tụy nhiễm trùng.
Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy bị viêm đột ngột trong một thời gian ngắn. Nhiều trường hợp, viêm tụy cấp được cấp cứu sớm, thì tiên lượng khá tốt, hồi phục khá nhanh. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn trên nền bệnh nền nặng thì dễ rơi vào biến chứng nặng.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp
Nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp có thể kể đến:
2.1 Sỏi mật
Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Sỏi mật gây tắc nghẽn bóng Vater, gây phù, viêm tổn thương ống tụy. Sỏi chặn đường đi, gây tăng áp lực trong ống tụy, làm kích hoạt bất thường các enzyme tiêu hóa từ các tế bào nang tuyến. Acid mật tăng tiết cũng là một trong những cơ chế gây viêm tụy cấp.
2.2 Rượu bia
Có tới 70% số ca nhập viện do viêm tụy cấp là do uống rượu bia liên tục hoặc uống đột ngột quá nhiều trong một thời gian dài không uống. Uống ngắt quãng, không liên tục, một lần uống nhiều là yếu tố kích hoạt gây nên hiện tượng viêm tụy cấp. Rượu di chuyển vào cơ thể, qua tế bào nang tuyến tụy chuyển hóa thành các chất độc hại, làm tổn thương do tự tiêu hóa. Điều này, khiến tụy hoại tử, kích hoạt viêm và chết tế bào. Tăng lượng enzym gây bất ổn các hạt lysosomal và zymogen. Điều này làm quá tải lượng canxi trong máu, kích hoạt tế bào hình sao của tụy.
2.3 Nguyên nhân khác
Một số đột biến gen gây viêm tụy, có yếu tố di truyền. Những người mang thể đột biến NST thường của gen Trypsinogen cation gây nên viêm tụy ở khoảng 80% số trường hợp. Người mang gen xơ nang cũng là một trong những trường hợp được xếp vào viêm tụy cấp, viêm tụy mạn. Ngoài ra, còn có khoảng 5% bệnh nhân bị viêm tụy cấp sau nội soi mật tụy ngược dòng ERCP.
3. Triệu chứng viêm tụy cấp thường gặp dưới lâm sàng
Triệu chứng viêm tụy cấp tùy vào mức độ viêm nặng, nhẹ hay trung bình, sẽ có những triệu chứng điển hình ở từng dạng.
3.1 Chướng bụng, đau bụng trên, đau lan ra sau lưng là một trong những triệu chứng lâm sàng viêm tụy cấp
Cơn đau của viêm tụy cấp có thể như dao đâm, âm ỉ liên tục, có những cơn dữ dội quằn quại. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau lan ra sau lưng, kéo dài vài ngày. Cơn đau tăng dần khi cử động, hít thở hay ho.
3.2 Sốt, mạch nhanh, buồn nôn, nôn
Bệnh nhân tăng cảm giác buồn nôn, nôn nhiều. Khi viêm nhiều, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, mạch nhanh, vã mồ hôi, thở nhanh, nông,
3.3 Chán ăn, ăn không ngon
Viêm tụy cấp làm men tiêu hóa tiết ra quá nhiều, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, mệt mỏi, làm người bệnh không muốn ăn uống.
3.4 Hạ huyết áp tư thế
Bệnh nhân đứng lên ngồi xuống hoặc thay đổi tư thế thì bị hạ huyết áp, dễ chóng mặt, đổ gục xuống. mất thăng bằng.
3.5 Vàng mắt là một trong những triệu chứng lâm sàng viêm tụy cấp giai đoạn muộn
Củng mạc mắt vàng, do tắc nghẽn ống mật gây sưng viêm đầu tụy, giải phóng ra bilirubin trong máu tăng cao.
3.6 Vận động cơ hoành hạn chế
Bệnh nhân di chuyển, ho, hắt hơi gây đau nhiều, co thắt. Bệnh nhân sẽ càng hạn chế ho, vận động, làm tăng nguy cơ xẹp phổi.
3.7 Tắc ruột
Bệnh nhân có triệu chứng tắc ruột cơ năng, làm giảm nhu động ruột, chướng bụng.
3.8 Cổ trướng
Viêm tụy cấp dẫn đến tắc nghẽn ống mật tụy, dẫn tới tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây nên tụ dịch ổ bụng.
3.9 Dấu hiệu Grey Turner, Cullen
Bệnh nhân xuất hiện các vết bầm máu ở mạn sườn, vùng rốn. Cảnh báo hiện tượng thoát mạch của dịch xuất huyết, tiên lượng xấu.
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu ổn định, có thể tiên lượng xấu khi xuất hiện sốt, bạch cầu tăng, nghi ngờ nhiễm trùng tụy. Bệnh nhân có thể diễn biến nặng sang suy đa tạng, ảnh hưởng đến tuần hoàn, vận mạch.
4. Phân loại bệnh lý viêm tụy cấp
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh có thể phân loại thành các dạng viêm tụy cấp. Có các thể nhẹ, nặng, trung bình ở viêm tụy cấp.
4.1 Viêm tụy kẽ
Viêm tụy kẽ là trường hợp tuyến tụy phì đại, xuất hiện hình ảnh xe sợi mỡ quanh tụy là cảnh báo dấu hiệu viêm. Trường hợp này bệnh nhân sau vài ngày có thể tự khỏi.
4.2 Viêm tụy hoại tử
Viêm tụy hoại tử là trường hợp hoại tử tụy và quanh tụy thấy rõ trên hình ảnh CT có tiêm thuốc cản quang. Tỉ lệ người bệnh bị loại này khoảng 5 – 10%.
4.3 Viêm tụy cấp mức nhẹ
Viêm tụy nhẹ là trường hợp ổ viêm giới hạn ở tuyến tụy và các cùng lân cận. Bệnh nhân chưa có hiện tượng suy chức năng ở các cơ quan lân cận, chưa có biến chứng tại chỗ và biến chứng hệ thống. Tỉ lệ tử vong thấp.
4.4 Viêm tụy cấp mức trung bình
Ở mức độ trung bình, vừa phải bệnh nhân có xuất hiện biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân. Bệnh nhân chưa có dấu hiệu suy chức năng đa nội tạng mà suy chức năng cơ quan trong thời gian ngắn (48 giờ).
4.5 Viêm tụy cấp nặng
Bệnh nhân có viêm tụy cấp diễn biến nặng là trường hợp bệnh nhân viêm tụy có biến chứng suy đa tạng hoặc suy một cơ quan. Thời gian suy tạng lớn hơn 48 giờ liên tục. Bệnh nhân có biến chứng một hoặc nhiều chỗ. Tiên lượng tử vong ở mức trên 30%.
5. Biến chứng của viêm tụy cấp có thể gặp
Khi bị viêm tụy cấp, bệnh nhân có thể có những biến tại chỗ hoặc biến chứng toàn thân. Một số biến chứng viêm tụy cấp thường hay gặp có thể là:
5.1 Biến chứng tại chỗ
Viêm tụy cấp gây rối loạn chức năng các cơ quan trọng cơ thể, làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây tích tụ dịch ở tụy và quanh tụy. Hình thành cục máu đông, huyết khối tĩnh mạch lách. Ngoài ra, tình trạng viêm hình thành nang giả tụy và rối loạn chức năng đường ra dạ dày.
5.2 Biến chứng toàn thân
Biến chứng toàn thân của viêm tụy cấp có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tạng hoặc đa tạng. Dịch tụy có nhiều enzyme, bám ở tụy hoặc xung quanh tụy. Dịch này là dịch và chất hoại tử. Dịch tụ quanh tụy do viêm, sau khoảng 4 tuần sẽ tự hết. Nếu chỗ dịch này không tự hết, chúng sẽ hình thành bao xơ quanh tụy. Vị trí ứ dịch được gọi là giả nang tụy (chỉ chứa dịch) hoặc hoại tử hóa (chứa cả dịch và chất hoại tử). Có tới ⅓ giả nang tụy sẽ tự khỏi, ⅓ thì bị hoại tử tụy, gây nhiễm khuẩn đường ruột. Tỉ lệ tử vong ở đối tượng này cao.
Biến chứng suy một hoặc nhiều tạng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh nền, hội chứng phản ứng viêm hệ thống dai dẳng SIRS. Suy đa tạng thường là suy tim mạch, hô hấp, tổn thương thận cấp, sốc.
Tỷ lệ tử vong ở giai đoạn đầu của viêm tụy cấp thường xảy ra do nguyên nhân suy đa tạng. Bệnh nhân sẽ tử vong sớm trong 1 tuần. Ở giai đoạn muộn, trên 1 tuần thì có thể kết hợp nhiều yếu tố cùng tác động. Yếu tố đó có thể là suy đa tạng, bệnh lý nền, nhiễm trùng, biến chứng can thiệp ngoại khoa và can thiệp nội soi. Khiến bệnh nhân bị đa bội nhiễm.
Viêm tụy cấp ở giai đoạn nhẹ, nếu tỷ lệ viêm thấp, không có bội nhiễm, suy đa tạng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu để nhiễm khuẩn huyết, ảnh hưởng tuần hoàn rất dễ dẫn đến tử vong. Hãy đi khám sớm khi có những triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó chịu để hạn chế những biến chứng nguy hiểm rình rập bạn.