Trĩ nội tắc mạch: Biến chứng nguy hiểm không thể xem thường

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Vũ Văn Hải

Bác sĩ Ngoại Khoa

Trĩ nội tắc mạch là một biến chứng cấp tính, thường gặp ở những người bị trĩ nội kéo dài nhưng không được điều trị đúng cách. Đây là tình trạng nguy hiểm vì có thể gây đau dữ dội, viêm nhiễm và thậm chí hoại tử hậu môn nếu không can thiệp kịp thời. Tuy không phổ biến như các thể nhẹ của trĩ nội, nhưng một khi đã xảy ra, trĩ nội tắc mạch buộc người bệnh phải đối diện với những triệu chứng nặng nề hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

1. Trĩ nội tắc mạch là gì?

Trĩ tắc mạch là tình trạng hình thành cục máu đông trong các búi trĩ. Các tĩnh mạch trong búi trĩ bị chèn ép, phá vỡ và hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu làm sưng nề và viêm nhiễm cấp tính tại vùng hậu môn. Đây là biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh trĩ, bao gồm trĩ nội tắc mạch, trĩ ngoại tắc mạch.

Nếu không được xử lý kịp thời, trĩ tắc mạch không chỉ gây ra những cơn đau, mà còn có thể dẫn đến vỡ búi trĩ, hoại tử, nhiễm trùng hậu môn và thậm chí lan rộng gây nhiễm trùng huyết – một biến chứng đe dọa tính mạng.

Trĩ nội tắc mạch là tình trạng tắc mạch ở búi trĩ hình thành ở phần dưới trực tràng, phía trên đường lược. Tình trạng này thường ít phổ biến hơn so với trĩ ngoại tắc mạch và rất khó quan sát từ bên ngoài, ngoại trừ trường hợp khối trĩ nhô ra khỏi ống hậu môn.

Trĩ nội tắc mạch

Trĩ tắc mạch là biến chứng khá nghiêm trọng của bệnh trĩ, bao gồm trĩ nội tắc mạch, trĩ ngoại tắc mạch

2. Nguyên nhân và triệu chứng của trĩ nội tắc mạch

2.1. Nguyên nhân gây trĩ nội tắc mạch là gì?

Sự hình thành trĩ nội tắc mạch hay trĩ tắc mạch nói chung là hệ quả trực tiếp của việc tăng áp lực kéo dài lên vùng tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Trong đó, táo bón kinh niên là nguyên nhân hàng đầu. Việc rặn mạnh khi đi đại tiện khiến các tĩnh mạch trong búi trĩ phải chịu áp lực lớn, lâu ngày có thể làm vỡ thành mạch, dẫn đến ứ máu và hình thành huyết khối.

Ngoài ra, thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, sử dụng nhiều rượu bia, thức ăn cay nóng, cũng góp phần kích thích tình trạng viêm mạch và tổn thương niêm mạc. Những người phải đứng lâu, ngồi lâu hoặc mang vác nặng cũng có nguy cơ cao mắc trĩ nội tắc mạch do áp lực ổ bụng tăng liên tục.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau sinh cũng rất dễ gặp biến chứng này do thai nhi chèn ép lên hệ tĩnh mạch vùng chậu.

2.2. Dấu hiệu nhận biết trĩ nội tắc mạch

Không giống với trĩ thông thường, trĩ nội tắc mạch có thể khởi phát đột ngột và có biểu hiện rất rõ ràng. Đặc trưng dễ nhận thấy nhất là cơn đau hậu môn dữ dội, đau tăng khi ngồi, đi lại hoặc đi cầu. Cơn đau có thể kéo dài liên tục, không thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường mô tả cảm giác như có vật lạ chèn ép bên trong hậu môn, kèm cảm giác căng tức, buốt rát.

Ngoài đau, người bệnh còn có thể thấy hậu môn bị đôi khi có hiện tượng chảy dịch, rỉ máu,..  Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, búi trĩ có thể bị hoại tử, lở loét, gây ra một số tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Do các triệu chứng nặng nề, trĩ nội tắc mạch thường khiến người bệnh cần phải tìm đến bác sĩ, trái ngược với các biểu hiện trĩ giai đoạn đầu thường bị bỏ qua.

người bệnh còn có thể thấy hậu môn bị đôi khi có hiện tượng chảy dịch, rỉ máu

Người bệnh còn có thể thấy hậu môn bị đôi khi có hiện tượng chảy dịch, rỉ máu

3. Điều trị trĩ nội tắc mạch

3.1. Điều trị nội khoa

Trong những trường hợp trĩ nội tắc mạch được phát hiện ở mức độ nhẹ, điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề và kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng tại chỗ. Đồng thời, thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để làm mềm phân, hạn chế tình trạng rặn khi đi cầu – yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tắc mạch.

Điều trị nội khoa còn bao gồm cả việc chăm sóc tại chỗ như ngâm hậu môn với nước ấm để giảm đau và sưng, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, ăn uống khoa học và hạn chế vận động mạnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp khi tổn thương chưa quá lớn và búi trĩ chưa hoại tử. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc bôi hay thuốc uống theo mẹo dân gian vì có thể khiến tình trạng nặng thêm.

2.2. Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, hoặc trong các trường hợp trĩ nội tắc mạch nặng, điều trị ngoại khoa là lựa chọn bắt buộc. Mục tiêu chính là loại bỏ khối huyết khối gây tắc nghẽn và xử lý triệt để búi trĩ đã bị tổn thương. Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi búi trĩ hoại tử, sưng đau quá mức, chảy máu nhiều hoặc có dấu hiệu bội nhiễm.

Tùy theo tình trạng cụ thể, thể trạng người bệnh và đánh giá chuyên môn của bác sĩ, các kỹ thuật can thiệp sẽ được lựa chọn cho phù hợp. Một số phương pháp ngoại khoa hiện đại hiện nay giúp giảm đau, phục hồi nhanh và hạn chế tối đa biến chứng sau mổ, tuy nhiên vẫn cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị đầy đủ và bác sĩ chuyên khoa giỏi.

Tùy theo tình trạng cụ thể, thể trạng người bệnh và đánh giá chuyên môn của bác sĩ, các kỹ thuật can thiệp sẽ được lựa chọn cho phù hợp

Tùy theo tình trạng cụ thể, thể trạng người bệnh và đánh giá chuyên môn của bác sĩ, các kỹ thuật can thiệp sẽ được lựa chọn cho phù hợp

4. Trĩ nội tắc mạch có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. So với trĩ nội thông thường, trĩ nội tắc mạch mang nguy cơ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh cơn đau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng sống, người bệnh còn có thể đối diện với các biến chứng như hoại tử, viêm loét hậu môn, nhiễm trùng,.. Việc chậm trễ trong điều trị hoặc tự ý xử lý tại nhà có thể khiến tổn thương lan rộng, dẫn đến hậu quả nặng nề hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng trong trường hợp nhiễm khuẩn máu.

Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ là trĩ nội tắc mạch, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng hướng. Việc phát hiện và xử lý sớm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

5. Làm sao để phòng tránh trĩ nội tắc mạch?

Phòng ngừa luôn là giải pháp tối ưu, đặc biệt với những bệnh lý có thể kiểm soát được từ lối sống như trĩ nội. Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn giàu chất xơ với rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám và uống đủ nước mỗi ngày. Việc duy trì thói quen đi cầu đều đặn, tránh nhịn đi vệ sinh, không ngồi rặn lâu cũng giúp giảm nguy cơ hình thành trĩ và biến chứng tắc mạch.

Bên cạnh đó, người có đặc thù công việc phải ngồi lâu cần đứng dậy vận động mỗi 30 – 60 phút để tăng cường tuần hoàn. Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và hạn chế sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng cũng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hệ tĩnh mạch hậu môn.

Đối với những người đã có tiền sử trĩ nội, việc theo dõi tình trạng thường xuyên và tái khám định kỳ là điều cần thiết. Ngay khi có biểu hiện bất thường như đau tăng, sưng tấy hay chảy dịch hậu môn, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh để xảy ra trĩ nội tắc mạch – một biến chứng vừa đau đớn vừa nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital