Theo nghiên cứu, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Trong đó, mưng mủ ở lợi là một triệu chứng phổ biến. Vậy phụ huynh cần phải làm gì để xử lý tình trạng trẻ bị mưng mủ ở lợi? Hãy theo dõi những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân trẻ bị mưng mủ ở lợi
Lợi là lớp niêm mạc bao phủ ở bên trong miệng. Nó bám chặt vào phần khung xương và giúp giữ kín phần chân răng. Ở trạng thái bình thường, lợi thường có màu san hô hoặc chứa sắc tố melanin. Nhưng khi bị bệnh răng miệng, lợi sẽ chuyển sang màu đỏ và xuất hiện triệu chứng mưng mủ. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này phải kể đến như:
1.1 Thói quen ăn uống
Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi những thức ăn có nhiều màu sắc cũng như chứa lượng lớn đường. Sau khi ăn những thực phẩm này nhưng không vệ sinh sạch thì sẽ tạo thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập.
1.2 Vi khuẩn, virus tấn công
Đây được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sưng mưng mủ ở lợi của trẻ. Khi chúng tấn công vào khoang miệng của trẻ kết hợp cùng những vi khuẩn đã trú ngụ sẵn trong khoang miệng, phát triển dần gây nên viêm nhiễm. Khi đó, tế bào bạch huyết của trẻ sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm, dẫn đến hiện tượng sưng mô ở chân răng diễn ra và mủ trắng xuất hiện.
1.3 Trẻ chưa vệ sinh răng miệng đúng cách
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách là một việc vô cùng quan trọng phụ huynh nên chú ý. Hãy dạy trẻ cách chải răng sao cho đúng, duy trì thói quen đánh răng sau 3 bữa ăn 30 phút, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Bên cạnh đó, để chăm sóc răng miệng toàn diện hơn, phụ huynh nên hướng dẫn con súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa kết hợp với việc đánh răng.
1.4 Trẻ đang mọc răng
Mọc răng là giai đoạn mà nướu của trẻ vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương nếu bị tác động. Chính vì vậy, vi khuẩn thường dễ tấn công răng miệng của trẻ vào thời điểm này và gây nên các bệnh lý nghiêm trọng.
2. Những triệu chứng khác xuất hiện cùng dấu hiệu mưng mủ
Bên cạnh việc xuất hiện những mủ bị mưng lên ở phần lợi của trẻ, một số triệu chứng kèm theo có kể đến như:
2.1 Đau răng
Chân răng là phần gắn trực tiếp với lợi chính vì vậy việc lợi bị mưng mủ thì triệu chứng đau răng sẽ theo đó xuất hiện. Trẻ sẽ bị những cơn đau răng kéo dài, quấy khóc và cơ thể mệt mệt mỏi.
2.2 Gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp.
Khi lợi bị đau, trẻ sẽ khó ăn uống, không chịu ăn vì thức ăn có thể tác động vào lợi và khiến trẻ bị đau. Bên cạnh đó, khi ăn những đồ ăn hay đồ uống quá nóng hay quá lạnh thì sẽ gặp triệu chứng tê buốt cả hàm.
Không chỉ vậy, khi giao tiếp, do phần lợi sẽ chạm vào răng nên việc giao tiếp sẽ gặp khó khăn và khiến trẻ trở nên tự ti.
2.3 Hơi thở có mùi
Khi bị mưng mủ lợi, hơi thở của trẻ thường có mùi khó chịu do trong khoang miệng đang vị viêm nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn.
2.4 Sốt
Nếu tình trạng viêm nhiễm đã chuyển sang giai đoạn nặng, triệu chứng sốt sẽ xảy ra. Ngoài ra, trẻ sẽ có thêm những biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, có hạch bạch huyết ở dưới cổ,….
3. Trẻ bị mưng mủ ở lợi có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc nhiều vào mức độ sưng lợi cũng như tích tụ mụ của trẻ. Nếu phụ huynh thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đến gặp nha sĩ sớm, sẽ không có nguy hiểm gì đến sức khoẻ của con. Ngược lại, nếu diễn tiến bệnh nặng hoặc điều trị bệnh tại các cơ sở nha khoa không uy tín thì khả năng dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng, gây tổn thương đến thần kinh, dẫn đến bệnh tim mạch và thậm chí đột quỵ.
4. Điều trị mưng mủ ở lợi của trẻ
4.1 Điều trị tại cơ sở y tế
Ngay khi phát hiện trẻ bị mưng mủ ở lợi, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho con mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
– Với những trường hợp mưng mủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành kê đơn thuốc, lấy cao răng để loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm trong khoang miệng.
– Trường hợp lợi của trẻ bị sưng và có mủ viêm nặng, bác sĩ sẽ thực hiện:
+ Nếu có vôi răng nằm dưới nướu, cần bóc tách nướu, nạo túi mủ đồng thời đánh bóng bề mặt của răng.
+ Nếu nướu bị tổn thương nghiêm trọng, cần thực hiện phẫu thuật ghép vạt nướu và ghép xương.
+ Nếu nguyên nhân gây mưng mủ lợi là do bệnh về tuỷ, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật để khôi phục hoạt động tuỷ và có thể bọc răng sứ để bảo tồn.
4.2 Điều trị tại nhà
Nếu trẻ được bác sĩ xác định bị mưng mủ ở mức độ nhẹ, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, phụ huynh có thể kết hợp thêm:
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn.
– Dùng khoảng 50g gừng tươi nấu với 250ml nước và chia làm nhiều lần trong ngày cho trẻ uống. Tuy nhiên không nên lạm dụng pha nhiều hơn cho trẻ uống vì dễ gây nóng trong.
– Nếu không dùng gừng tươi, bạn có thể cho trẻ súc miệng với nước lá kinh giới. Bạn đun sôi nước với khoảng 200g kinh giới, cho vào một vài hạt muối. Sau đó cho trẻ súc miệng mỗi ngày khoảng 3 – 5 lần.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, phụ huynh đã có những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề mưng mủ lợi ở trẻ. Phụ huynh cần lưu ý thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng của con để có thể có thể kịp thời phát hiện ra các bệnh lý.