Vắc xin thế hệ mới ComBE Five là gì? Công dụng của vắc xin đem lại như thế nào? Lịch tiêm ngừa như thế nào và những lưu ý sau khi tiêm chủng là gì? Đây là những thắc mắc mà nhiều bậc cha mẹ luôn băn khoăn khi có ý định tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 ComBE Five cho con. Để giải đáp những thắc mắc này, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về vắc xin 5 trong 1 mới ComBE Five với bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vắc xin 5 trong 1 mới ComBE Five là gì?
Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five là vắc xin thế hệ mới có thể phòng 5 loại bệnh khác nhau bao gồm ho gà, uốn ván, bạch hầu, bệnh bại liệt và bệnh do HiB gây ra. Vắc xin đang được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
Vắc xin này được sản xuất để thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nhà sản xuất Berna Biotech Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin Quinvaxem. So với Quinvaxem, ComBE Five vẫn chứa thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương tự như vắc xin Quinvaxem.
Hiện nay, bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ cho trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ để đảm bảo khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền kể trên. Ngoài ra, khi kết hợp phòng 5 bệnh trong một loại vắc xin, số mũi tiêm đã được giảm đi rất nhiều, tiết kiệm thời gian và giảm đau đớn cho trẻ.
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định sử dụng vắc xin 5 trong 1 ComBE Five
2.1. Đối tượng chỉ định sử dụng vắc xin 5 trong 1 mới ComBE Five
Để phòng ngừa các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm kể trên, vắc xin 5 trong 1 ComBE Five được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi (trước 6 tuần tuổi trẻ còn hưởng miễn dịch phòng 5 bệnh này từ mẹ). Trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi tiêm trước 1 tuổi và mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Cha mẹ nên tránh trì hoãn và cho trẻ tiêm sớm nhất có thể để bảo vệ trẻ trước các yếu tố gây bệnh kể trên.
2.2. Đối tượng chống chỉ định sử dụng vắc xin 5 trong 1 mới ComBE Five
Việc phát hiện trường hợp nào không tiêm được hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sức khỏe của trẻ cho bác sĩ và khám sàng lọc cẩn thận để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm chủng.
Chống chỉ định tiêm
Với những trường hợp sau đây sẽ không được chỉ định tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 ComBE Five:
– Trẻ có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng một số thành phần).
– Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan,…
– Trẻ suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ bị nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch thể nặng.
– Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với vắc xin.
Chỉ định tạm hoãn tiêm
Trong một số trường hợp, trẻ cần hoãn tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ. Cụ thể đối với trường hợp:
– Trẻ đang bị suy dinh dưỡng hoặc không đủ điều kiện để tiêm phòng (không đủ cân nặng, ngày tuổi,…).
– Trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh nhiễm trùng.
– Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch hoặc bị hen suyễn.
– Trẻ mới dùng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị thuốc có thành phần corticoid trong vòng 14 ngày.
– Các trường hợp tạm hoãn tiêm khác theo chỉ định của nhà sản xuất.
Chỉ tiếp tục tiêm khi tình trạng sức khỏe của trẻ ổn định và đạt đủ điều kiện tiêm chủng.
3. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five dành cho trẻ nhỏ
Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 mới ComBe Five cũng tương tự như vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, gồm 4 mũi:
– Mũi tiêm 1: tiêm lúc 2 tháng tuổi.
– Mũi tiêm 2: Sau mũi số 1 là một tháng.
– Mũi tiêm 3: Sau mũi số 2 là một tháng.
– Mũi tiêm 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi.
Lưu ý khi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ:
– Trong trường hợp trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm, trẻ cần được tiêm sớm vào khoảng thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
– Trường hợp trẻ đang tiêm mũi 5 trong 1 Quinvaxem mà hết vắc xin hoàn toàn có thể tiêm sang vắc xin 5 trong 1 ComBE Five thay thế.
4. Phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc xin ComBE Five có nguy hiểm?
Tương tự như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin ComBE Five có thể khiến trẻ có các phản ứng như:
– Sưng, đỏ và cảm thấy đau nhức tại vị trí tiêm.
– Sốt nhẹ dưới 38 độ C.
– Quấy khóc.
– Ăn/bú kém hơn so với bình thường.
Trên đây đều là những phản ứng phụ thông thường sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBe Five và sẽ tự biến mất sau vài ngày. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi tiêm phòng vắc xin này cho trẻ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, trẻ có thế xuất hiện những triệu chứng sau tiêm nguy hiểm như dị ứng nặng, sốt cao, sốc phản vệ,động kinh, giảm tiểu cầu, hội chứng giảm trương lực, giảm phản xạ, khóc thét kéo dài,… Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường hoặc các phản ứng phụ trở nặng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, không điều trị kịp thời có thế gây ra tử vong, đe dọa tính mạng, đòi hỏi cần phải nhập viện điều trị kéo dài hoặc can thiệp để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn. Hầu hết, các phản ứng nặng rất hiếm gặp, tuy nhiên cha mẹ vẫn nên theo dõi biểu hiện của trẻ khi về nhà để kịp thời đưa đi điều trị.
Trên đây là những thông tin quan trọng phụ huynh cần hiểu rõ về vắc xin 5 trong 1 ComBE Five. Tuy nhiên, vắc xin này vẫn đang khan hiếm không đủ để đáp ứng tại các phường, xã. Để đảm bảo con không bị trễ lịch tiêm, khách hàng có thể lựa chọn tiêm dịch vụ vắc xin 6 trong 1 tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Mong rằng cha mẹ đã có cho mình những thông tin cần thiết để đảm bảo quá trình tiêm chủng cho trẻ an toàn, hiệu quả.