Độ hiệu quả phòng bệnh cao hay thấp thường phụ thuộc nhiều vào việc đối tượng có tiêm đủ liều và đúng lịch theo như chuyên gia y tế khuyến cáo hay không. Vậy cần tiêm bạch hầu mấy mũi đối với từng đối tượng để đạt được hiệu quả cao nhất?
Menu xem nhanh:
1. Nhóm người dễ nhiễm bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính nặng có nguy cơ tử vong cao. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, gây tổn thương ở vùng vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và vùng niêm mạc khác. Vì thế mà không ai được chủ quan về bệnh truyền nhiễm này.
Có 5 nhóm người dễ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:
– Trẻ em chưa tiêm vaccine.
– Người chưa tiêm vaccine nhắc lại sau nhiều năm.
– Người sống ở vùng dịch tễ.
– Người sống ở nơi đông đúc, vệ sinh kém.
– Người bị suy giảm miễn dịch.
Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 50 tuổi có nguy cơ cao nhất về nhiễm bệnh cũng như gánh chịu hậu quả nặng nề do bệnh gây ra.
Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch hầu dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng ở thể nặng. Khởi phát với triệu chứng là sốt nhẹ và sưng hạch ở vùng cổ. Nếu không điều trị kịp thời, triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn với:
– Khó thở hoặc khó nuốt.
– Suy giảm thị lực.
– Có dấu hiệu bị sốc: da nhợt nhạt, nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi,…
Từ đó dẫn tới loạt biến chứng như:
– Tắc nghẽn đường thở.
– Liệt cơ chi, cơ hoành.
– Thoái hóa, hoại tử ống thận.
– Viêm cơ tim.
2. Tiêm phòng bạch hầu – Cách phòng bệnh hiệu quả
Phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách tiêm chủng vaccine được xem là biện pháp có hiệu quả phòng bệnh hiệu quả hiện nay. Trong các phương pháp phòng bệnh, hiệu quả phòng bằng vaccine đạt tới hơn 95%. Cơ thể chỉ cần 2 đến 3 tuần sau khi tiêm đủ liều sẽ sản sinh miễn dịch với bệnh.
Mỗi người sau khi tiêm phòng sẽ thiết lập một cộng đồng miễn dịch khỏi bệnh truyền nhiễm. Nếu ai cũng được chích ngừa bệnh bạch hầu thì khả năng lây lan, truyền nhiễm sẽ không còn. Từ đó đối tượng trẻ em và người già cũng giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Không còn những biến chứng, rủi ro bệnh tật xảy đến trong tương lai,
3. Tiêm bạch hầu mấy mũi mới đúng? Một vài lưu ý sau tiêm
3.1. Trẻ em cần tiêm bạch hầu mấy mũi?
Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo nên tiêm ngừa bạch hầu để chủ động tạo rào chắn không cho vi khuẩn tấn công. Mũi tiêm bạch hầu hiện nay có trong các mũi tiêm tích hợp chống nhiều bệnh trong 1 lần tiêm bao gồm:
– Vaccine 6-in-1 giúp phòng 6 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenzae loại b và viêm gan B.
– Vaccine 5-in-1 giúp phòng 5 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib.
– Vaccine 4-in-1 giúp phòng 4 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
– Vaccine 3-in-1 giúp phòng 3 bệnh đồng thời trong 1 mũi tiêm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ thuộc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi cần tiêm vaccine “5 trong 1” DPT-VGB-Hib bao gồm:
– Vi khuẩn bạch hầu.
– Uốn ván.
– Vi khuẩn ho gà bất hoạt.
– Kháng nguyên vi rút viêm gan.
– Vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B.
Mũi DPT4 (bạch cầu, ho gà, uốn ván) cần tiêm nhắc lại cho trẻ từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
3.2. Người lớn cần tiêm bạch hầu mấy mũi?
Không chỉ với trẻ em, vaccine bạch hầu cũng được khuyến cáo tiêm ngừa ở cả người lớn. Vậy với người chưa từng tiêm thì cần tiêm bạch hầu mấy mũi? Liều tiêm đầy đủ sẽ theo lộ trình dưới đây:
– Mũi tiêm 1: bất kỳ lúc nào.
– Mũi tiêm thứ 2: Cách mũi tiêm đầu tối thiểu 1 tháng.
– Mũi tiêm thứ 3: Cách mũi tiêm thứ hai tối thiểu 5 tháng.
Như đã nói ở trên, hiệu quả bảo vệ của vaccine cao nếu tiêm đủ liều và đúng lịch. Thông thường, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, với tiêm phòng bạch hầu thì sau khi đã tiêm đủ 3 liều cơ bản thì có thể tái chủng mỗi 10 năm. Điều này giúp duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài. Vì thế những người có nguy cơ, kể cả không nhớ hay tiêm vaccine bạch hầu đã lâu thì đều nên tiêm lại.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh.
3.3. Một vài lưu ý sau tiêm phòng bệnh bạch hầu
Nhiều người thường lo lắng sau tiêm phòng sẽ gặp phải phản ứng bất thường. Tuy nhiên, vaccine được đánh giá cực kỳ an toàn nên rất hiếm có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ và có thể biến mất sau 1-2 ngày:
– Đau, sưng nhẹ, nóng, có thể bị ngứa,… tại vị trí tiêm.
– Sốt nhẹ.
– Có thể buồn ngủ.
Để đảm bảo về mặt sức khỏe sau tiêm thì có một số lưu ý mà bạn cần biết:
– Nên ở lại địa điểm tiêm chủng khoảng 30 phút sau tiêm. Trong khoảng thời gian này nhân viên y tế sẽ theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu có biểu hiện nôn trớ, chóng mặt, da mẩn đỏ,.. thì cần báo ngay cho nhân viên y tế đểkiểm tra và can thiệp chữa trị kịp thời.
– Khi về nhà tiếp tục theo dõi các vấn đề như: thân nhiệt, sự tỉnh táo, nhịp thở, tình trạng ở vùng tiêm,…
– Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh để cơ thể thích ứng và hồi phục, bổ sung các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay người có sức khỏe kém đi tiêm thì cần có con cháu hoặc người thân đi cùng,..
Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề “Nên tiêm bạch hầu mấy mũi là đủ?”. Để được tư vấn thêm về các vấn đề khác liên quan đến tiêm chủng, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất nhé!