Suy hô hấp là tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Việc điều trị suy hô hấp cần được thực hiện đúng phương pháp, phù hợp với nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 6 phương pháp điều trị bệnh suy hô hấp hiệu quả đang được áp dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng, giúp bệnh nhân cải thiện chức năng hô hấp và phục hồi nhanh chóng.
Menu xem nhanh:
1. Suy hô hấp là gì?
Suy hô hấp là một tình trạng y khoa nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không nhận đủ oxy để duy trì hoạt động của các cơ quan, hoặc không thể loại bỏ khí CO₂ ra khỏi máu một cách hiệu quả. Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ theo thời gian.
2. 6 phương pháp điều trị suy hô hấp
2.1. Điều trị suy hô hấp bằng oxy
Liệu pháp oxy là phương pháp điều trị cơ bản và thường được áp dụng để cải thiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Tùy vào mức độ suy hô hấp, oxy có thể được cung cấp bằng các hình thức sau:
– Ống thông mũi: một ống nhỏ đặt vào mũi để dẫn oxy vào phổi.
– Mặt nạ oxy: cung cấp lượng oxy cao hơn bằng cách chụp mặt nạ lên mũi và miệng.
– Máy thở: trong trường hợp nặng, cần dùng máy để đảm bảo đủ oxy cung cấp cho cơ thể.

Liệu pháp oxy là phương pháp điều trị cơ bản và thường được áp dụng để cải thiện tình trạng thiếu oxy trong máu
2.2. Thở máy
– Thở máy giúp hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn chức năng hô hấp của người bệnh. Có hai hình thức chính:
– Thở máy không xâm lấn (NPPV): sử dụng áp lực dương qua mặt nạ để giữ đường thở mở, giúp người bệnh hít thở dễ dàng mà không cần đặt ống nội khí quản.
– Thở máy xâm lấn: áp dụng khi NPPV không hiệu quả hoặc người bệnh không tự thở được. Máy thở sẽ bơm khí giàu oxy vào phổi và loại bỏ khí CO₂. Đây là biện pháp quan trọng trong điều trị suy hô hấp nặng, có thể cứu sống người bệnh.
2.3. Mở khí quản
Mở khí quản là một can thiệp ngoại khoa tạo lỗ mở tại khí quản (vùng trước cổ) và đặt ống dẫn để đưa oxy trực tiếp vào phổi. Phương pháp này được sử dụng khi cần hỗ trợ hô hấp dài hạn hoặc khi đường thở phía trên bị tắc nghẽn.
2.4. Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể
ECMO là kỹ thuật tiên tiến hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp ngoài cơ thể, được dùng khi cả tim và phổi không còn đủ khả năng hoạt động hiệu quả. Thiết bị sẽ thực hiện quá trình trao đổi khí, cung cấp oxy và loại bỏ CO₂, giúp duy trì sự sống trong các trường hợp suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn nghiêm trọng.
2.5. Đảm bảo sự thông khí đường thở
Đảm bảo đường thở không bị tắc là bước quan trọng trong điều trị. Cần kiểm tra và loại bỏ các dị vật nếu có (như thức ăn, dịch tiết, hoặc dị vật nhỏ), đồng thời có thể cần can thiệp ngoại khoa nếu nguyên nhân tắc nghẽn không thể xử lý bằng thủ thuật đơn giản.
2.6. Điều trị suy hô hấp bằng cách sử dụng thuốc và truyền dịch
Việc sử dụng thuốc và truyền dịch phải được bác sĩ điều chỉnh theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân để đạt hiệu quả tối ưu và tránh biến chứng.
3. Khi nào cần nhập viện điều trị bệnh suy hô hấp?
Suy hô hấp là tình trạng nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế kịp thời. Người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:
– Thường xuyên buồn ngủ bất thường, khó tỉnh táo.
– Khó thở, cảm giác hụt hơi hoặc thiếu oxy.
– Da, môi và chi tay chân nhợt nhạt hoặc tím tái.
– Mệt mỏi kéo dài, suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
– Ho có máu.
– Đổ nhiều mồ hôi, cảm giác bồn chồn, khó chịu.
– Kích động, bối rối, mất kiểm soát cảm xúc hoặc hành vi thay đổi.
– Thị lực bị mờ đi không rõ nguyên nhân do đâu.
– Thường đau đầu, hay quên.
– Nhịp tim tăng nhanh, thở gấp, khó bắt nhịp thở bình thường.
– Sau khi thăm khám, nếu có dấu hiệu suy hô hấp hoặc nguy cơ biến chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Khi người bệnh cảm thấy khó thở, cảm giác hụt hơi hoặc thiếu oxy cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
4. Chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp như thế nào?
Bệnh nhân suy hô hấp cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh như:
– Thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị: Uống thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày. Tránh xa các yếu tố có hại như rượu, bia, thuốc lá, bụi mịn, khí độc, hóa chất…
– Tư thế và vận động phù hợp: Giúp người bệnh điều chỉnh tư thế nằm/ngồi để dễ thở hơn. Có thể kết hợp các bài tập hô hấp nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ phục hồi chức năng.
– Hỗ trợ tinh thần: Giữ cho người bệnh tinh thần lạc quan, tránh lo âu kéo dài. Khuyến khích tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, chơi trò chơi trí tuệ, trò chuyện, nghe nhạc thư giãn hoặc luyện tập yoga nếu thể trạng cho phép.
– Môi trường sống trong lành: Đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng, tránh khói bụi và ô nhiễm không khí.
– Tiêm phòng đầy đủ: Thực hiện tiêm ngừa các loại vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là vắc xin phòng cúm, viêm phổi, COVID 19… để phòng tránh các bệnh lý hô hấp có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thông thoáng, tránh khói bụi và ô nhiễm không khí
Tổng kết lại, việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị suy hô hấp đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện tình trạng hô hấp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo nguyên nhân và mức độ suy hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp như thở oxy, hỗ trợ hô hấp cơ học hay điều trị nguyên nhân nền. Hiểu rõ các phương pháp này không chỉ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình điều trị mà còn nâng cao hiệu quả chăm sóc và hồi phục sức khỏe.