Tìm hiểu 5 điều cần biết về suy hô hấp mạn

Suy hô hấp mạn là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trao đổi oxy và thải CO₂ của cơ thể. Đây không chỉ là hậu quả của các bệnh phổi mạn tính như COPD, hen phế quản, mà còn có thể liên quan đến các rối loạn thần kinh – cơ hoặc bất thường thành ngực. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 5 điều quan trọng nhất về suy chức năng hô hấp mạn mà bạn cần biết – từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và chăm sóc hiệu quả.

1. Suy hô hấp mạn tính là gì?

Suy hô hấp được chia thành hai dạng: cấp tính và mạn tính. Trong đó, suy hô hấp mạn tính là tình trạng kéo dài khi đường dẫn khí vào phổi bị thu hẹp hoặc tổn thương, làm hạn chế luồng không khí lưu thông vào và ra khỏi phổi. Điều này dẫn đến việc giảm cung cấp oxy cho cơ thể và làm tích tụ khí carbon dioxide trong máu.

suy hô hấp mạn tính là tình trạng kéo dài khi đường dẫn khí vào phổi bị thu hẹp hoặc tổn thương

Suy hô hấp mạn tính là tình trạng kéo dài khi đường dẫn khí vào phổi bị thu hẹp hoặc tổn thương

2. Các dấu hiệu nhận biết

Ở giai đoạn đầu, suy chức năng hô hấp mạn tính thường không biểu hiện rõ rệt, khiến người bệnh khó nhận biết. Những biểu hiện này có xu hướng xuất hiện âm thầm và tiến triển từ từ theo thời gian. Sau thời kỳ “tiềm ẩn”, các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một số dấu hiệu thường gặp của suy chức năng hô hấp mạn tính bao gồm:

– Ho kèm theo đờm.

– Cảm giác nặng ngực khi thở, hụt hơi khi vận động.

– Thở nhanh, thở khò khè.

– Da, môi và móng tay có màu nhợt nhạt hoặc xanh nhẹ.

Nếu không được can thiệp kịp thời và điều trị đúng theo phác đồ, suy chức năng hô hấp mạn tính có thể tiến triển nặng hơn, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Trong giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.

Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ liên quan đến suy chức năng hô hấp mạn tính, người bệnh nên chủ động thăm khám y tế càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, hạn chế diễn tiến nghiêm trọng và tránh các tình huống phải can thiệp cấp cứu.

3. Nguyên nhân phổ biến

Suy chức năng hô hấp mạn tính thường bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến phổi. Ngoài ra, những rối loạn ảnh hưởng đến cơ, xương hoặc các mô hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số tác nhân dẫn đến suy chức năng hô hấp mạn tính:

– Người mắc bệnh COPD.

– Người bị viêm phổi, xơ nang.

– Chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.

– Tổn thương ở vùng cơ ngực hoặc mắc các bệnh lý như loạn dưỡng cơ.

– Người từng bị đột quỵ

– Lối sống thiếu lành mạnh như nghiện rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,…

suy chức năng hô hấp

Người từng bị đột quỵ thường có nguy cơ cao bị suy chức năng hô hấp mạn tính

4. Các phương pháp chẩn đoán

– Khí máu động mạch: Đây là kỹ thuật an toàn giúp đo lường nồng độ oxy (O₂) và carbon dioxide (CO₂) trong máu, từ đó phản ánh khả năng trao đổi khí của phổi.

– Đo độ bão hòa oxy: Phương pháp này đánh giá mức độ oxy hóa trong máu, cho biết hiệu quả vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Chẩn đoán hình ảnh: Các kỹ thuật như chụp X quang ngực hoặc CT scan giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc phổi, từ đó phát hiện những tổn thương hoặc bất thường gây suy hô hấp.

5. Phương thức can thiệp và ngăn ngừa

5.1. Phương thức can thiệp điều trị suy hô hấp mạn

– Liệu pháp oxy: Nhằm cải thiện lượng oxy máu bằng cách cung cấp thêm oxy từ bên ngoài, thông qua mặt nạ hoặc ống dẫn khí. Trong một số trường hợp, oxy có thể được đưa trực tiếp vào khí quản.

– Mở khí quản: Áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nghiêm trọng, khi người bệnh cần hỗ trợ hô hấp dài hạn. Bác sĩ sẽ tạo một đường mở vào khí quản và đặt ống dẫn khí giúp bệnh nhân thở dễ hơn. Ống có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

– Thông khí cơ học: Khi các phương pháp khác không đạt hiệu quả, máy thở sẽ được sử dụng để hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn chức năng hô hấp. Oxy được đưa vào phổi qua ống đặt tại miệng hoặc mũi.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, người bệnh nên duy trì lối sống khoa học, hạn chế các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, sử dụng rượu bia và tăng cường vận động hợp lý để ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5.2. Biện pháp phòng ngứa suy hô hấp mạn

– Tránh xa thuốc lá và các sản phẩm liên quan: Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử, làm tổn thương phổi nghiêm trọng do các chất độc như nicotine và hắc ín. Khói thuốc thụ động cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hô hấp, vì vậy nên tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc hoặc khói bụi ô nhiễm.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn và vi rút. Hạn chế chạm tay lên mặt và luôn che miệng khi ho hoặc hắt hơi để phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích: Những chất này không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp.

– Tiêm phòng đầy đủ: Việc tiêm vắc xin phòng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, ho gà, cúm, bạch hầu… là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ phổi.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.

– Tăng cường vận động thể chất: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện khả năng hô hấp, tăng cường lưu thông khí và hỗ trợ phòng bệnh.

– Chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường: Những biểu hiện như ho kéo dài, sốt cao, hoặc tăng tiết đờm có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh tiến triển thành suy hô hấp.

Ngưng sử dụng bia rượu để phòng ngừa bệnh lý

Ngưng sử dụng bia rượu để phòng ngừa bệnh lý

Suy hô hấp mạn là một tình trạng cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Với 4 thông tin thiết yếu đã chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này. Đừng chủ quan với các dấu hiệu cảnh báo của hệ hô hấp – hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để bảo vệ lá phổi của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital