Theo các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới cần chủ động trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung để bảo vệ chính bản thân mình. Ngoài việc đi tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm thì tiêm phòng vacxin ung thư cổ tử cung sớm là vô cùng cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
1.1. Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến thứ 2 ở nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh chính là virus HPV – 1 loại virus gây u nhú ở người. Với khoảng 200 loại virus khác nhau, trong đó có 9 tuýp nguy cơ cao gây bệnh gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Đặc biệt, tuýp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Hiện nay, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Đã có những trường hợp mắc bệnh ở người trẻ dù chưa quan hệ tình dục. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm bởi tính chất diễn tiến âm thầm trong thời gian dài, từ 5 – 20 năm. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Điều này khiến cho nhiều người chủ quan và bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh. Chỉ khi triệu chứng nghiêm trọng hơn thì mới đi kiểm tra và nhận được kết quả bệnh đã tiến vào giai đoạn muộn.
1.2. Chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Ung thư cổ tử cung được đánh giá là nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Nữ giới nên chủ động đi khám phụ khoa, thực hiện các xét nghiệm để tầm soát ung thư. Tốt nhất là duy trì thói quen này hàng năm để nắm bắt tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư.
Hơn nữa, chủ động tiêm phòng HPV là biện pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn ung thư cổ tử cung tìm đến. Vacxin HPV khá an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và cả nam giới tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV.
2. Tiêm phòng vacxin ung thư cổ tử cung khi nào là hợp lý?
2.1. Độ tuổi thích hợp bắt đầu tiêm phòng vacxin ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, vacxin phòng HPV được chỉ định với nữ giới từ 9 – 26 tuổi. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả nhất là ở độ tuổi dưới 26 tuổi và chưa lập gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục.
Vacxin chỉ có tác dụng phòng ngừa chứ không phải điều trị. Do đó nếu bạn đã nhiễm virus HPV rồi mới tiêm thì độ hiệu quả sẽ kém hơn.
Trẻ từ 9 – 14 tuổi chỉ cần tiêm 2 liều cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, từ 15 tuổi trở lên hoặc những người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần tổng cộng 3 liều, được tiêm trong 6 tháng.
2.2. Tiêm phòng vacxin phòng ung thư cổ tử cung muộn có được không?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) không khuyến nghị tiêm phòng vacxin cho tất cả những người trên 26 tuổi. Lý giải điều này là do mức độ hiệu quả của việc tiêm vacxin ở thời điểm này không cao. Do đó, việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung không thể đảm bảo. Thay vào đó, bạn nên duy trì lịch tầm soát ung thư cổ tử cung của bản thân mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm dấu hiệu tiền ung thư cũng như kịp thời can thiệp ngăn chặn bệnh tiến triển.
Nếu bạn chưa từng tiêm vacxin phòng HPV mà độ tuổi đã trên 27 thì nên trao đổi với bác sĩ trước để nhận hướng dẫn, tư vấn phù hợp.
3. Những lưu ý sau khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung
3.1. Các phản ứng phụ sau khi tiêm
Hầu hết tất cả mọi người tiêm phòng đều không gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Nhưng vẫn hoàn toàn có nguy cơ có những phản ứng nhẹ đến trung bình sau tiêm như:
– Sốt nhẹ.
– Đau đầu.
– Cơ thể mệt mỏi.
– Nhức ở chỗ tiêm.
– Đau cơ, đau khớp.
– Cảm giác buồn nôn khi ăn hoặc nôn sau ăn.
– Tiêu chảy, đau bụng,..
Với các phản ứng trên thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi đây là những biểu hiện hết sức bình thường mà cơ thể phản ứng lại khi vacxin được tiêm vào người. Sau một thời gian ngắn, các biểu hiện này sẽ tự hết.
Đối với trường hợp có phản ứng mạnh dưới đây thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp kịp thời. Nếu chủ quan và xem nhẹ thì bạn rất có thể có nguy cơ tử vong rất cao. Điều này là vô cùng nguy hiểm.
– Sốt cao lên tới 39 – 40 độ.
– Đau đầu, chóng mặt dữ dội.
– Toàn thân co giật không rõ lí do.
– Sốc phản vệ.
3.2. Kế hoạch mang thai an toàn sau khi tiêm
Nếu bạn có kế hoạch sinh con trong tương lai thì bạn nên thực hiện tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt. Khi cơ thể đã được vacxin bảo vệ thì bạn hoàn toàn có thể sinh con vào bất cứ lúc nào nếu muốn.
Tuy nhiên, nếu có thai trong quá trình thực hiện tiêm đủ liều HPV thì bạn cần hoãn lịch tiêm lại. Tức là nếu đã tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 mà phát hiện có thai thì cần phải tạm dừng tiêm liều tiếp theo. Chỉ sau khi sinh con xong thì bạn mới có thể tiếp tục tiêm phòng để hoàn tất liều tiêm của mình.
4. Những lưu ý dành cho người mới tiêm
Đối với tiêm phòng HPV thì có một vài lưu ý sau đây mà bạn cần nhớ:
– Trước khi tiêm không cần làm bất kỳ loại xét nghiệm nào. Nữ giới thuộc nhóm từ 9 – 26 tuổi, không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính cũng như không dị ứng với các thành phần trong vacxin thì đều có đủ điều kiện tiêm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tiêm chủng thì bạn cần thăm khám sàng lọc trước khi tiến hành tiêm vacxin.
– Nữ giới dưới 25 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vacxin HPV. Tuy nhiên mức độ phòng bệnh hiệu quả sẽ không cao.
– Người từng bị nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vắc xin cổ tử cung.
Vì HPV có nhiều chủng khác nhau, trước đây có thể bạn đã từng bị nhiễm một chủng HPV nào đó nhưng để phòng tránh lây nhiễm những chủng khác thì nên tiêm phòng vắc xin HPV.
Tiêm phòng vacxin để phòng ung thư cổ tử cung là việc cần làm của các chị em phụ nữ hiện nay. Hãy thực hiện tiêm phòng đủ liều ở trong nhóm tuổi được khuyến cáo để đạt hiệu quả bảo vệ bản thân được cao nhất.