Tiêm phòng dịch cúm là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh và rất cần thiết cho trẻ em và người lớn, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 đang tái bùng phát khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, chúng ta có bao nhiêu loại vắc xin cúm? Trước khi tiêm vắc xin phòng cúm, chúng ta cần lưu ý những điều gì?
Menu xem nhanh:
1. Cúm mùa và vắc xin phòng dịch cúm
1.1. Bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh do nhiễm vi rút cấp tính gây ra. Bệnh này xảy ra khi vi rút cúm xâm nhập và tấn công hệ hô hấp, bao gồm: đường mũi, cổ họng, ống phế quản và có thể là phổi.
Cúm thường có triệu chứng nhẹ và người bệnh thường tự khỏi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt như người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc các bệnh mãn tính,…cúm lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nặng như tử vong.
Cúm có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, với tỷ lệ người lớn là 5-10% và trẻ em là 20-30%. Một điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xuất hiện trong mùa mưa, nhưng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Có ba loại cúm khác nhau ảnh hưởng đến con người, bao gồm:
– Cúm A (còn gọi là cúm mùa): Tồn tại ở nhiều loài động vật. Vi rút cúm A thường thay đổi liên tục, gây ra nhiều biến chủng mới và có khả năng lây nhiễm cao. Các nhóm cúm A phổ biến hiện nay bao gồm A (H1N1) và A (H3N2).
Cúm B: Tương tự như cúm A, vi rút cúm B cũng có thể gây bệnh theo mùa. Tuy nhiên, vi rút cúm B thay đổi chậm hơn về đặc tính di truyền và kháng nguyên so với cúm A. Vi rút cúm B chỉ gây bệnh ở con người và không được phân loại thành các loại như cúm A, cũng không gây ra các đợt lây nhiễm lớn.
– Cúm C: Vi rút cúm C cũng có mặt ở con người, nhưng gây ra triệu chứng hô hấp nhẹ hơn so với cúm A và B và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1.2. Tiêm phòng dịch cúm có tác dụng gì?
Virus cúm đã gây ra những đại dịch khủng khiếp trong quá khứ, lây lan nhanh chóng và gây tử vong cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy cúm không bao giờ biến mất, nó tồn tại như một mối đe dọa liên tục, tấn công và lan truyền qua đường hô hấp.
Theo CDC Hoa Kỳ, mỗi năm, cúm mùa cướp đi sinh mạng của khoảng 650.000 người trên toàn cầu và có khoảng 10 triệu người nhập viện vì cúm.
Tại Việt Nam, cúm mùa tạo ra một gánh nặng bệnh tật lớn, với trung bình hơn 800.000 người mắc cúm mỗi năm. Số ca mắc thường tăng mạnh vào các thời điểm giao mùa. Cúm thường là bệnh bị chính chúng ta chủ quan. Nhưng chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng tai và có thể dẫn đến các hệ lụy không ngờ như đau tim, đột quỵ.
WHO khuyến nghị rằng tiêm phòng dịch cúm là biện pháp hiệu quả và giảm thiểu đáng kể biến chứng sức khỏe do bệnh gây ra. Tiêm phòng dịch cúm đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong hơn 60 năm qua.
2. Lưu ý khi tiêm cúm
2.1. Đối tượng cần tiên phòng dịch cúm
Tiêm phòng dịch cúm không chỉ quan trọng cho trẻ em mà còn cần thiết cho người lớn. Việc tiêm ngừa cúm là một giải pháp toàn diện để xây dựng một “lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe.
Hầu hết những người mắc cúm thường có triệu chứng nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc dùng thuốc kháng virus, hồi phục nhanh chóng trong vài ngày đến dưới 2 tuần. Tuy nhiên, cúm mùa không đơn giản như nhiều người nghĩ, vì nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, thậm chí gây tử vong.
Cúm cũng có thể làm cho các bệnh mãn tính trở nên nặng hơn. Ví dụ, người mắc bệnh hen suyễn mãn tính có thể trải qua các cơn hen suyễn kịch phát hơn nếu mắc cúm, và bệnh nhân suy tim sung huyết mãn tính có thể trở nên nghiêm trọng hơn dưới tác động của cúm.
CDC Hoa Kỳ khuyến nghị rằng bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm mùa, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, nhóm người có nguy cơ cao gặp biến chứng nên được khuyến khích tiêm phòng dịch cúm mùa sớm bao gồm:
– Người trên 65 tuổi.
– Nữ giới đang có dự định hoặc đã có bầu.
– Trẻ nhỏ.
– Người có các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, v.v.
– Người nhiễm bệnh suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên: lupus ban đỏ, HIV,..
– Người thường làm việc hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng đang bị cúm mùa.
2.2. Chống chỉ định tiêm vắc xin cúm cho ai?
Đa số mọi người đều được khuyến khích tiêm vắc xin cúm, tuy nhiên có một số trường hợp không nên tiêm, bao gồm:
– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
– Người có kích ứng với thuốc từ những lần tiêm trước đó hoặc với bất kì thành phần nào của vắc xin.
Ngoài ra, những đối tượng sau đây nên thận trọng và thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi tiêm phòng dịch cúm:
– Người có dị ứng với trứng: Những người đã từng có dị ứng trứng nghiêm trọng.
– Người đang có tình trạng sức khỏe không tốt, như đang điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bị sốt vừa hoặc sốt cao.
2.3. Nên tiêm phòng cúm vào tháng mấy trong năm?
Theo Ths.BS Đặng Thị Kim Hạnh – Trưởng đơn vị tiêm chủng Thu Cúc TCI cho biết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả cho cúm. Nếu tỉ lệ tiêm ngừa vắc xin không được duy trì ở mức cao, cúm mùa vẫn sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và kinh tế trên toàn cầu.
Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới, cho nên virus cúm (bao gồm cả virus cúm Nam bán cầu và cúm Bắc bán cầu) có thể xuất hiện suốt năm. Theo các nhà nghiên cứu dịch tễ học, cúm mùa thường đạt đỉnh vào tháng 3-4 và 9-10 hàng năm, có xu hướng gia tăng vào mùa đông – xuân. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt để đảm bảo bảo vệ tối ưu.
Mặc dù việc tiêm ngừa cúm không ảnh hưởng đến việc phòng bệnh COVID-19, nhưng nó giúp tăng cường hệ miễn dịch và tạo miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu, mang lại sự bảo vệ bổ sung và giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra. Điều quan trọng là triệu chứng của cúm có nhiều điểm tương đồng với COVID-19 như sốt, sổ mũi, ho… Việc tiêm đúng lịch và đầy đủ vắc xin cúm sẽ giúp giảm nhầm lẫn giữa triệu chứng của COVID-19 và cúm mùa, từ đó điều trị bệnh kịp thời và giảm tải cho các cơ sở y tế.
3. Vắc xin cúm mùa có tác dụng trong bao nhiêu năm?
Tiêm phòng dịch cúm bằng vắc xin thường rất hiệu quả với tỷ lệ bảo vệ lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của thuốc chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng do các loại vi rút cúm thường có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ hàng năm.
Điều này có nghĩa là vắc xin sử dụng trong năm nay có thể không còn hiệu quả trong năm sau. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyến nghị tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Điều này đảm bảo sự phù hợp giữa các chủng vi rút cúm đang lưu hành và chủng vi rút cúm có trong vắc xin.
4. Các phản ứng phụ sau tiêm cúm
Trong các nghiên cứu lâm sàng, phản ứng phụ sau tiêm vắc xin cúm thường ở mức độ nhẹ đến trung bình và sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Phản ứng tại chỗ bao gồm: da đỏ, sưng, đau, bầm tím, nổi ban đỏ.
– Phản ứng toàn thân bao gồm: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, mồ hôi, đau khớp và cơ.
Phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm nhưng có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào. Nếu gặp phản ứng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ), cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các triệu chứng sốc phản vệ cần lưu ý bao gồm:
– Nổi mề đay, phù mạch nhanh.
– Sốt cao, co giật.
– Khó thở, thở rít, tức ngực.
– Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
– Tụt huyết áp, ngất.
– Rối loạn ý thức.
Có thể nói, tiêm phòng dịch cúm chủ động hàng năm là khuyến cáo của Bộ Y tế đối với mỗi người dân. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, bạn hãy thường xuyên tiêm ngừa cúm đúng lịch.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đơn vị tiêm phòng theo nhu cầu đang được rất nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám cùng các chuyên gia y tế để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi tiêm chủng. Từ đó, đảm bảo bạn luôn trong tình trạng sức khỏe ổn định, đáp ứng vắc xin hiệu quả.
Để được tư vấn gói tiêm chủng phù hợp với bản thân và gia đình, hãy để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.