Đột quỵ khi ngủ là tình trạng ngày càng phổ biến, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết triệu chứng cảnh báo, nguyên nhân gây đột quỵ lúc ngủ để có biện pháp phòng tránh phù hợp, an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Lưu ý các triệu chứng đột quỵ khi ngủ
Nhìn chung, các triệu chứng đột quỵ khi ngủ cũng giống như đột quỵ xảy ra trong ngày. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ não lúc ngủ có ý nghĩa quan trọng, giúp người bệnh không bỏ lỡ “thời gian vàng” để cấp cứu, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo đột quỵ lúc ngủ có thể xảy ra mà tất cả mọi người cần lưu ý.
Các dấu hiệu này có thể biểu hiện trong khi ngủ hoặc sau khi thức dậy, cụ thể như sau:
1.1. Triệu chứng đột quỵ khi ngủ là chóng mặt, hoa mắt
Tình trạng hoa mắt, chóng mặt một cách đột ngột là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm lượng máu lên não. Điều này gây ra triệu chứng chóng mặt, chóng váng, nhất là khi ngồi xuống hoặc đứng lên bất thình lình.
1.2. Rối loạn giấc ngủ
Cơ thể suy nhược, cơn đau đầu kéo dài, buồn nôn, … là triệu chứng điển hình khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Mất ngủ kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống; khả năng ghi nhớ, tập trung đều suy giảm; tâm trạng thay đổi; cơ thể mệt mỏi, … và cũng là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ lúc ngủ sắp diễn ra.
1.3. Đau đầu dữ dội
Hoạt động của cơ thể bị suy giảm vào ban đêm, làm độ nhớt trong máu tăng cao dễ tạo nên huyết khối, gây ra tình trạng tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Lúc này, người bệnh sẽ bị cơn đau đầu dai dẳng hành hạ. Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở người bị đột quỵ mà chúng ta không nên bỏ qua.
1.4. Cơ thể mệt mỏi, tê liệt báo hiệu cơn đột quỵ khi ngủ
Tay chân bị tê cứng trong lúc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý. Đặc biệt, nếu triệu chứng này xuất hiện ở một bên cơ thể thì cần cảnh giác hơn. Bên cạnh đó, một số người không thể cầm, nắm đồ vật được.
1.5. Chảy nước dãi một bên
Vùng não sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu oxy hoặc thiếu máu. Từ đó, chức năng dưới lưỡi rối loạn gây ra triệu chứng chảy nước dãi một bên, méo miệng, mắt xếch. Khi cơ thể thường xuyên ngáp ngủ cũng cần lưu ý vì đây là dấu hiệu cho thấy bị thiếu máu não, thiếu oxy nghiêm trọng.
1.6. Dấu hiệu khác
Bên cạnh những dấu hiệu trên, bạn cũng cần cảnh giác với một số triệu chứng khác như:
– Khó phát âm
– Nói ngọng bất thường
– Mắt mờ, nhìn kém
– Tê yếu một bên cơ thể
2. “Điểm mặt” nguyên nhân xấu gây đột quỵ lúc ngủ
Đột quỵ khi ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều yếu tố đến từ những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống. Chuyên gia cảnh báo một số thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ, cụ thể như sau:
2.1. Thường xuyên uống rượu bia trước khi ngủ
Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương mạch máu, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và các cục máu đông hình thành. Nguy hiểm hơn, nếu uống rượu trước lúc ngủ sẽ làm huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, tạo điều kiện cho đột quỵ xảy ra trong khi ngủ.
2.2. Ăn khuya làm tăng nguy cơ đột quỵ lúc ngủ
Nhiều người có thói quen ăn đêm, ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh trước khi ngủ. Thói quen này khiến bạn dễ lên cân, làm nồng độ mỡ máu tăng cao dẫn tới xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông và gây ra đột quỵ.
2.3. Sử dụng thiết bị điện tử sát giờ ngủ
Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trước khi ngủ khiến chúng ta thức khuya, khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu, mất ngủ và từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc không đảm bảo giấc ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị đột quỵ do sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều cũng đã được ghi nhận.
2.4. Lo lắng, căng thẳng kéo dài
Lo âu, stress, căng thẳng trong thời gian dài tập áp lực lên hệ thần kinh. Việc tâm trạng phấn khích trước khi ngủ có thể khiến trung tâm thần kinh quá kích thích gây khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, việc phấn khích khiến cơ thể tiết ra hormone làm huyết áp tăng cao, co thắt mạch máu. Từ đó, nguy cơ đột quỵ xảy ra trong khi ngủ cũng tăng cao.
3. Phòng ngừa đột quỵ trong khi ngủ bằng cách nào?
3.1. Thay đổi lối sống, điều chỉnh thời gian sinh hoạt
Cách hiệu quả để phòng tránh đột quỵ là ngăn ngừa các yếu tố phòng ngừa. Chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người nên loại bỏ thói quen xấu, xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh bao gồm:
– Hạn chế uống rượu bia và sử dụng chất kích thích vào buổi tối
– Tránh ăn khuya với các món nhiều dầu mỡ, đường, muối
– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối (đặc biệt 2 tiếng trước khi ngủ)
– Nên tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
– Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ, tinh thần và cảm xúc
3.2. Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Với những người có tiền sử mắc bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh cần chú ý thực hiện thăm khám định kỳ ít nhất 3-6 tháng một lần. Thăm khám sẽ giúp chẩn đoán, điều trị phù hợp các yếu tố nguy cơ đồng thời tầm soát, ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.
Những người khỏe mạnh cũng không nên loại trừ khả năng bản thân bị đột quỵ. Mỗi người chúng ta cũng nên thực hiện chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ 1-2 lần/năm. Việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu quan trọng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ để có phương án phòng ngừa, ngăn ngừa biến chứng từ sớm.