Việc tiêm phòng cúm là một ưu tiên quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu có tiêm vắc xin cúm được không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc này, hãy đọc hết bài viết để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Bà bầu có tiêm vắc xin cúm được không?
Bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường và có thể gây biến chứng viêm phổi và ảnh hưởng đến hệ hô hấp đối với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cúm trở thành một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể ảnh hưởng đồng thời đến cả mẹ và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi không có khả năng tự bảo vệ và chỉ có thể dựa vào hệ miễn dịch mẹ để đảm bảo an toàn.
Nếu mẹ mắc cúm, thai nhi cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Mắc cúm khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thường kéo dài thời gian hồi phục hơn so với người bình thường, gây cảm giác mệt mỏi, mất ngon miệng, khó ngủ và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nguy cơ phát sinh biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, sự phát triển thần kinh và vận động chậm của thai nhi cũng tăng cao.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và các trường Đại học Sản phụ khoa tại Hoa Kỳ, tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên được tiêm vắc xin. Việc tiêm vắc xin cúm khi mang thai không chỉ giúp ngăn ngừa cúm và biến chứng cúm cho bà bầu mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật do cúm ảnh hưởng đến thai nhi và bảo vệ trẻ sau khi sinh.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc cúm và bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng chỉ từ 6 tháng tuổi trở lên mới được tiêm phòng cúm. Do đó, việc tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất quan trọng để tạo ra kháng thể truyền qua nhau thai. Những kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu tiên sau khi sinh.
Vậy với thắc mắc bà bầu có tiêm vắc xin cúm được không, câu trả lời là: Có. Vì thế các mẹ bầu hãy mạnh dạn đi tiêm vắc xin cúm để bảo vệ bản thân và có thai kì khỏe mạnh trong thời tiết đang giao mùa này nhé.
2. Thời điểm mẹ bầu nên đi tiêm vắc xin cúm
Bà bầu có được tiêm vắc xin cúmkhông đã được giải đáp chi tiết bên trên. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn băn khoăn thời điểm nào nên đi tiêm phòng vắc xin để ngừa cúm hiệu quả.
Theo khuyến nghị của CDC, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm vắc xin cúm nên được thực hiện sớm trước mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi vắc xin có sẵn.
Tuy nhiên, bạn có thể tiêm phòng cúm bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nếu bạn không kịp tiêm phòng trước mùa cúm, vẫn có thể tiêm phòng trong và sau mùa dịch. Trong trường hợp bạn đang mắc một bệnh lý khác tăng nguy cơ biến chứng cúm, như hen suyễn hoặc bệnh tim, hãy cân nhắc tiêm vắc xin cúm trước khi mùa dịch bắt đầu.
3. Tác động của vắc xin cúm đến thai nhi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin phòng cúm khi mang thai mang lại lợi ích kép cho mẹ và thai nhi. Vắc xin không chỉ giúp mẹ sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể mình mà còn truyền qua nhau thai, cung cấp kháng thể này cho thai nhi. Nhờ đó, ngay khi chào đời, bé đã có sẵn kháng thể chống cúm trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp phòng bệnh cúm, mà còn tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh các bệnh về hô hấp.
Việc tiêm phòng vắc xin cúm cũng không gây tác dụng phụ đáng kể. Thông thường, hầu hết phụ nữ sau khi tiêm không gặp bất kỳ phản ứng gì đáng kể. Mẹ bầu có thể tự quyết định thời điểm thích hợp để tiêm vắc xin cúm dựa trên tình trạng sức khỏe của mình. Hãy chọn một ngày khi bạn cảm thấy khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe để tiêm vắc xin một cách an toàn.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1. Mẹ bầu bị cúm có thể đi tiêm phòng vắc xin cúm không?
Đối với mẹ bầu đang mắc cúm, tốt nhất không nên tiêm vắc xin phòng cúm ngay lúc này. Thay vào đó, bạn nên chờ cho đến khi cơ thể khỏe mạnh để vắc xin có hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn. Tiêm vắc xin khi đang mắc cúm có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho sức khỏe của người được tiêm.
Ngoài những trường hợp mắc cúm, cũng có những trường hợp không nên tiêm vắc xin cúm:
– Đã từng bị phản ứng với lần tiêm chủng vắc xin cúm trước đó.
– Người bị suy dinh dưỡng.
– Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (có sốt trên 37 độ C).
– Người bị dị ứng với trứng.
Trong các trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe và quyết định xem có nên tiêm vắc xin cúm hay không.
4.2. Đã tiêm phòng cúm trước đó, mẹ bầu còn nguy cơ bị nhiễm bệnh không?
Trong một số trường hợp, mẹ bầu đã tiêm phòng vắc xin cúm vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nếu tiếp xúc với người mắc cúm trước khi vắc xin kịp sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể, bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, không có bất kỳ loại vắc xin nào có thể đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh cúm 100%. Do đó, mẹ bầu vẫn có khả năng mắc bệnh sau khi tiêm phòng, tuy nhiên, mức độ của bệnh thường nhẹ và không quá nguy hiểm.
Nếu không tiêm vắc xin cúm hàng năm, mẹ bầu vẫn có thể bị nhiễm bệnh do virus cúm liên tục biến đổi theo chu kỳ hàng năm.
4.3. Nếu bị cúm khi mang thai thì nên làm gì?
Khi mẹ bầu phát hiện các dấu hiệu cảm cúm trong thai kỳ, quan trọng nhất là liên hệ ngay với bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng thuốc uống. Điều này cần thiết vì một số loại thuốc không an toàn có thể gây ra những biến chứng không thể đoán trước được cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc xin tư vấn từ các bác sĩ là cần thiết để đảm bảo sự điều trị thích hợp cho từng tình huống cụ thể.
Ngoài ra, sau khi khỏi cúm, mẹ bầu nên chủ động đi tiêm phòng vắc xin để nâng cao sức đề kháng của bản thân. Việc tiêm vắc xin cúm là không nên trì hoãn, bạn hãy tìm 1 địa chỉ tiêm chủng uy tín, chất lượng như phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất về các loại vắc xin phù hợp.
Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám và tiêm vắc xin sớm nhất tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.