Tiêm nhắc lại viêm gan B cho trẻ là biện pháp hữu hiệu được khuyến cáo nhằm đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ được bền vững, nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Vậy mũi vắc xin nhắc lại cho trẻ được tiêm vào thời điểm nào mới hợp lý? Hãy cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thống kế từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hàng năm, trên toàn cầu, có ít nhất 1 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến gan. Gần 1/3 dân số thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, với khoảng 350 – 400 triệu người mắc bệnh gan mạn tính. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B dao động từ 10 – 20%, tập trung chủ yếu trong nhóm phụ nữ mang thai (10 – 16%) và trẻ nhỏ (2-6%). Viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, từ dịch hoặc máu của các vết thương. Với sự năng động của trẻ con, có thể xảy ra lây nhiễm qua các tình huống như chơi đùa, ngã và chảy máu.
Hiện tại, không có phương pháp điều trị cụ thể cho viêm gan B, do đó việc tiêm phòng vắc xin trở thành biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin không chỉ quan trọng cho người lớn mà còn đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, giúp bảo vệ cả gia đình khỏi nguy cơ lây nhiễm và giữ cho cộng đồng an toàn và khỏe mạnh.
Menu xem nhanh:
1. Các mũi tiêm vắc xin viêm gan B cơ bản cho trẻ
Nếu mẹ không nhiễm viêm gan B:
– Mũi đầu tiên: Thực hiện trong khoảng 24 giờ ngay sau khi trẻ chào đời
– Mũi 2: Tiêm vào thời điểm trẻ đạt 1 tháng tuổi
– Mũi 3: Tiêm vào thời điểm trẻ đạt 6 tháng tuổi
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B
– Mũi huyết thanh phòng viêm gan B: Tiêm trong vòng 24 giờ sau khi trẻ ra đời, ưu tiên là trong 2 giờ đầu tiên.
– Mũi thứ nhất: Tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
– Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 01 tháng tuổi
– Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 02 tháng tuổi
– Mũi thứ tư: Tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi
Trong cả hai trường hợp trên, trẻ có thể tiêm vắc xin phối hợp (vắc xin 6 trong 1) chứa kháng nguyên viêm gan B. Lịch tiêm bao gồm 3 mũi cơ bản khi trẻ đạt 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 1 mũi nhắc lại khi trẻ đạt 16-18 tháng tuổi.
– Trẻ thuộc nhóm trường hợp hoãn tiêm vắc xin viêm gan B
Khi trẻ mới sinh và không có dấu hiệu nhiễm viêm gan B từ mẹ, nhưng thuộc các trường hợp dưới đây, quyết định việc hoãn tiêm vắc xin viêm gan B cần được xem xét:
– Trẻ sinh non, sinh khó, hoặc có cân nặng dưới 2000 gram tại thời điểm tiêm vắc xin.
– Trẻ có dị tật hoặc đang được theo dõi ở hồi sức sơ sinh.
– Trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, có sốt cao hoặc bệnh dị ứng miễn dịch.
– Mẹ đang bị sốt, nước ối bẩn, hoặc có nguy cơ nhiễm trùng chu sinh.
Thời gian hoãn tiêm không nên vượt quá 7 ngày sau khi sinh, với tổng cộng 3 mũi, tương tự như trẻ thuộc nhóm đối tượng có mẹ không mắc viêm gan B
2. Mũi tiêm nhắc lại vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ
2.1 Có cần thiết phải tiêm nhắc lại viêm gan B cho trẻ?
Việc hoàn thành các mũi tiêm cơ bản không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phát triển đủ kháng thể một cách tự nhiên, bởi hiệu quả của kháng thể phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của từng người. Thực tế, mức kháng thể có thể suy giảm theo thời gian, và thường xuyên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ chỉ mang lại hiệu quả tốt trong khoảng 5-10 năm. Do đó, quan trọng là sau thời gian này, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra lại lượng kháng thể HBsAb. Trong trường hợp phát hiện mức kháng thể HBsAb < 10ml, việc tiêm lại vắc xin viêm gan B là cần thiết để tăng cường khả năng đề kháng bệnh.
Với những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh, như có người thân trong gia đình đã mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh thì cần chú ý hơn. Nên cho trẻ tiêm mũi viêm gan B nhắc lại khi kết quả kháng thể thấp hơn mức an toàn.
Lưu ý khi tiêm mũi tăng cường vắc xin viêm gan B nhắc lại, cần phải giữ khoảng cách với mũi đầu tiên khoảng 6 tháng. Điều này giúp đảm bảo thời gian sản xuất kháng thể đủ và tạo điều kiện cho vắc xin viêm gan B phát huy tác dụng một cách hiệu quả, tránh tiêm quá gần mà không đảm bảo thời gian cần thiết cho quá trình bảo vệ sức khỏe.
2.2 Ý nghĩa của việc xét nghiệm HbsAb
Xét nghiệm HBsAb định lượng là một phương pháp kiểm tra kháng thể chống lại virus viêm gan B thông qua mẫu máu, nhằm đánh giá sự hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Không chỉ được sử dụng để xác định liệu cơ thể có đủ kháng thể chống lại virus hay không, mà còn để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B sau tiêm chủng.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có kháng thể, điều này có thể chỉ ra rằng bạn đã nhiễm virus và đã khỏi bệnh, hoặc bạn đã tiêm vắc xin và phản ứng miễn dịch. Ngược lại, nếu chỉ số HBsAb thấp, có thể có một số trường hợp:
– Bạn chưa từng mắc bệnh viêm gan B.
– Bạn chưa từng tiêm vắc xin ngừa viêm gan B.
– Bạn đã tiêm vắc xin, nhưng không phản ứng tạo ra kháng thể.
Các chỉ số HBsAb có ý nghĩa cụ thể như sau:
– HBsAg < 10 IU/L: Không có đủ kháng thể, cần tiêm vắc xin để tăng cường bảo vệ.
– HBsAg < 100 IU/L: Kháng thể yếu, cần tiêm vắc xin bổ sung.
– HBsAg 100-1000 IU/L: Đã có kháng thể, có thể tiêm bổ sung nếu cần.
– HBsAg > 1000 IU/L: Kháng thể tốt, không cần tiêm lại.
Đối với bệnh nhân đang điều trị viêm gan B, việc tăng lượng kháng thể HBsAb là một dấu hiệu tích cực, cho thấy rằng liệu pháp điều trị đang đạt được hiệu quả.
3. Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ ở đâu?
Tại Việt Nam, hiện nay, người dân có thể thực hiện chủng ngừa viêm gan B tại các đơn vị:
– Trạm y tế ở địa phương thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
– Trung tâm y tế dự phòng
– Viện vệ sinh dịch tễ TW
– Bệnh viện công lập hoặc tư nhân được Bộ Y tế cấp phép
– Các phòng tiêm chủng dịch vụ đạt chuẩn như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.
Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, mỗi khách hàng đều được đảm bảo qua quá trình khám sàng lọc và tư vấn kỹ càng trước khi tiêm, do bác sĩ chuyên môn và giàu kinh nghiệm chăm sóc. Cam kết đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của vắc xin, được bảo quản theo tiêu chuẩn. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cho khách hàng.
Trên đây là những thông tin về tiêm nhắc lại viêm gan B cho trẻ. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần hỗ trợ giải đáp các vấn đề tiêm chủng liên quan.