Thoát vị đĩa đệm và cách chữa bệnh hiệu quả bạn cần biết gồm các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ mô tả hiện tượng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra ngoài vị trí thông thường hoặc xuyên qua dây chằng chèn vào các rễ thần kinh gây tê bì và đau nhức.
Tình trạng thoát vị thường là hậu quả của chấn thương hoặc do đĩa đệm bị mòn, nứt hoặc thoát vị và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Trên thực tế, chúng ta thường gặp tình trạng đau lan từ lưng xuống bàn chân (đau thần kinh tọa) nhưng thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng là phổ biến nhất. Thoát vị đĩa đệm và cách chữa bệnh hiệu quả bạn cần biết gồm các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc.
2. Các loại thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được phân làm nhiều loại, tùy theo vị trí và mức độ chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống.
2.1. Theo vị trí
Dựa theo vị trí thoát vị đĩa đệm được phân làm những loại sau:
– Thoát vị đĩa đệm như thế này: Đây là loại thoát vị tương đối phổ biến. Với loại này, người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như đau âm ỉ hoặc đau dữ dội gây nhức nhối và tê bì.
– Thoát vị đĩa đệm ra trước: Với thể bệnh này người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn do nhân nhầy không chèn ép vào thần kinh và tủy sống.
– Thoát vị địa đệm nội xốp hay thoát vị đĩa đệm vào ống sống.
2.2. Theo mức độ chèn ép vào thần kinh và tủy sống
Dựa theo đặc điểm lâm sàng, ta phân thoát vị đĩa đệm làm các thể sau:
– Thoát vị đĩa đệm tủy sống: Ở thể này khi nhân nhầy thoát vị ra sẽ chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Người bệnh sẽ thường bị tê bì tay chân. Đây là dạng thoát vị nghiêm trọng nhất do nhân nhầy chèn ép tuỷ sống và có thể làm người bệnh mất đi khả năng vận động và không thể điều khiển hệ bài tiết.
– Thoát vị đĩa đệm cạnh tủy sống: Ở thể này thì nhân nhầy sẽ chèn ép vào tuỷ sống và rễ thần kinh.
– Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh: Có thể là chèn ép bên trái hoặc bên phải.
3. Triệu chứng dễ thấy của thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:
3.1. Đau nhức tay hoặc chân
Bệnh nhân có các cơn đau nhẹ ở vùng cổ, lưng hoặc vai gáy, cổ và chân tay khi bị bệnh, sau dần lan sang vùng vai gáy và chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc hàng tháng hoặc rất dai dẳng và đau tăng lên khi cử động hoặc di chuyển và dịu dần khi nghỉ ngơi một chỗ.
3.2. Triệu chứng tê bì toàn thân
Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức và tê bì vùng lưng và vùng cổ sau đó dần lan xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác và thường xuyên thấy mình như có kiến bò trong cơ thể…
3.3. Yếu cơ, liệt
Xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn và phải mất một thời gian dài mới nhận biết được. Giai đoạn này bệnh nhân khó có thể đi lại được lâu dần dẫn tới teo hai chân, yếu cơ và liệt các chi phải ngồi xe lăn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện gì.
4. Người bệnh nên đi thăm khám thoát vị đĩa đệm khi nào?
Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:
– Đau, tê bì và yếu cơ ngày một nghiêm trọng gây ảnh hướng lớn đến cuộc sống thường ngày.
– Tình trạng khó tiểu hoặc mót tiểu.
– Tình trạng mất cảm giác tại những vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như đùi trong, phía dưới lưng và vùng xung quanh hậu môn.
5. Biến chứng nguy hiểm do bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng:
– Khi nhân nhầy chui vào trong khoang tuỷ gây chèn ép rễ dây thần kinh và gây thu hẹp khoang tuỷ sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
– Hội chứng đuôi ngựa: rễ dây thần kinh vùng lưng bị chèn ép sẽ khiến người bệnh đại tiện không tự chủ.
– Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên yếu và bị nhão khiến các chi suy yếu dần, chân tay nhỏ lại, khả năng di chuyển và vận động kém.
– Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị chèn ép sẽ làm tổn thương đến cơ đường tiết niệu: bí tiểu, sau đó bị đái dề hoặc nước tiểu bị rỉ ra một cách ồ ạt.
6. Thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị nên biết
6.1. Thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị bằng thuốc
Ngoài điều trị hỗ trợ, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc giúp làm giảm nhẹ đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
6.2. Thuốc giảm đau không kê đơn
– Thuốc giảm đau nhẹ đến trung bình: Bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol và một số loại khác); Naproxen sodium (Aleve) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác)
– Thuốc giãn cơ cũng có thể được sử dụng đối với các trường hợp bị co cứng cơ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có phản ứng phụ là gây chóng mặt, buồn nôn và mệt. ..
– Thuốc giảm đau dạng thuốc phiện: Nếu các loại thuốc kể trên không thể giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc dạng thuốc phiện trong thời gian ngắn. Một số thuốc có thể dùng như codein hoặc kết hợp với oxycodone-acetaminophen (Percocet, Roxicet). Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như nghiện, buồn ngủ, buồn nôn, nhầm lẫn và táo bón.
6.3. Thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị bằng tiêm steroid
Nếu nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau và vật lý trị liệu không giúp ích, bác sĩ có thể tiêm steroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Đây còn được gọi là gây tê ngoài màng cứng và được sử dụng trong các trường hợp từ trung bình đến nặng. Steroid có thể giảm sưng, giảm đau do thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh X-quang hoặc CT để tìm vị trí chính xác để tiêm steroid. Phương pháp này cần tiêm nhiều lần, liệu trình tiêm 3 lần/đợt, khoảng cách giữa các lần tiêm từ 3-7 ngày.
6.4. Thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu đang là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được lựa chọn hiện nay vì điều trị tận gốc bệnh lại hạn chế lạm dụng thuốc. Chương trình vật lý trị liệu thường bao gồm:
– Châm cứu, bấm huyệt.
– Các bài tập kéo giãn giúp cơ bắp dẻo dai, linh hoạt.
– Các kỹ thuật chỉnh hình, trang thiết bị hiện đại sử dụng năng lượng công nghệ cao như sóng cao tần, tia hồng ngoại, xung điện, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu… giúp đặt đĩa đệm vào đúng vị trí.
6.5. Phẫu thuật
Hầu hết bệnh thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị thông qua phẫu thuật không được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, nếu thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Theo các chuyên gia, phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu bệnh quá nặng. Phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do vậy, người bệnh nên thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đơn giản, hiệu quả nhanh chóng.