Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là tình trạng nguy hiểm nhất vì có thể gây mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ xương khớp và sức khỏe tổng thể. Vậy thoát vị đĩa đệm trung tâm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Menu xem nhanh:
1. Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là tình trạng phần nhân nhầy của đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị thoát ra ngoài và chèn ép trực tiếp lên tủy sống, rễ thần kinh, gây đau nhức kéo dài, có thể dẫn đến mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết. Vì vậy đây được đánh giá là thể thoát vị nguy hiểm nhất.
Theo các báo cáo y tế, thể thoát vị đĩa đệm này gây ảnh hưởng không nhỏ tới động mạch, gây thiếu máu tại vùng có tổn thương. Thoát vị cột sống thắt lưng có thể gây thiếu máu vùng lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây thiếu máu ở cổ… Thậm chí, tình trạng chèn ép nghiêm trọng có thể dẫn tới phù tủy, hóa tủy… từ đó gây nhiều khó khăn cho hoạt động điều trị.
Thoát vị đĩa đệm trung tâm được chia thành 3 loại chính:
– Thoát vị đĩa đệm giữa: Tình trạng thoát vị xảy ra ở đĩa đệm giữa thân đốt sống, gây chèn ép tủy sống, làm hẹp ống sống, có thể dẫn tới viêm tủy, u tủy,…
– Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Thoát vị đĩa đệm lệch trái hoặc lệch phải, gây chèn ép rễ tủy sống, gây ra các bệnh lý về tủy rễ.
– Thoát vị đĩa đệm bên: Vị trí thoát vị là cạnh đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh, làm phát sinh nhiều bệnh lý.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm trung tâm
Thoát vị đĩa đệm trung tâm là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và có thể nảy sinh do những nguyên nhân sau:
2.1 Lão hóa tự nhiên
Những người càng lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đêm càng cao. Bởi theo thời gian, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, sức khỏe hệ xương khớp sẽ yếu dần. Lúc này các đĩa đệm mất đi tính đàn hồi, các bao xơ dễ bị rách vỡ khiến nhân nhầy thoát ra ngoài.
2.2 Làm việc, hoạt động sai tư thế
Việc thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc nhưng không đảm bảo đúng tư thế, làm việc quá sức, ngồi quá lâu trong một tư thế có thể gây cong vẹo cột sống, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đĩa đệm và là nguyên nhân gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm trung tâm.
2.3 Chấn thương
Rất nhiều trường hợp đĩa đệm bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông hoặc va đập trong khi làm việc.
2.4 Các bệnh lý xương khớp
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp,… là các bệnh lý cơ xương khớp có thể tác động làm đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu.
2.5 Chế độ sinh hoạt
Việc ăn uống thiếu khoa học có thể gây thừa cân, béo phì, khiến cột sống phải chịu áp lực lớn. Điều này gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đĩa đệm, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm.
2.6 Các bệnh lý bẩm sinh
Những người đang mắc các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống hoặc bị di truyền từ bố mẹ thường có nguy cơ thoát vị thể trung tâm cao hơn người bình thường.
3. Các triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm trung tâm khá đa dạng và không giống nhau ở các bệnh nhân cũng như các mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Các biểu hiện thoát vị trung tâm thường gặp ở đa số các bệnh nhân gồm:
– Đau nhức tại khu vực đĩa đệm bị thoát vị, có thể đau âm ỉ rồi chuyển sang dữ dội.
– Đau thường tái phát mỗi khi người bệnh vận động mạnh hoặc khuân vác đồ nặng, khi bệnh nhân hắt hơi, ho.
– Đau của bệnh lan từ vùng đĩa đệm bị bệnh đến thắt lưng, mông, tay, chân…
– Yếu cơ, khó cầm nắm đồ vật, tê bì khó chịu.
– Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm sẽ gây đau đớn các cơ quan cùng bên với đĩa đệm bị lệch.
Các cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, bùng phát mạnh và kéo dài dai dẳng khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng.
4. Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm có gây nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như:
4.1 Đau mỏi vai gáy
Đây là biến chứng rất phổ biến ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói chung. Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của cột sống, các rễ thần kinh, cơ bắp cũng như nhiều mô mềm xung quanh bị chèn ép khiến vai gáy của người bệnh trở nên đau mỏi.
4.2 Đau dây thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm có thể khiến các dây thần kinh từ đốt sống lưng tới chân, hông, đùi bị chèn ép. Điều này gây ra cảm giác nóng ran, tê bì tay chân, yếu cơ, hạn chế đáng kể khả năng vận động của người bệnh.
4.3 Biến chứng khác
Thoát vị đĩa đệm trung tâm có thể gây suy giảm tuần hoàn máu, dẫn đến hội chứng đuôi ngựa, teo cơ, khiến cột sống cong vẹo, tăng nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.
5. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm
Nếu đang gặp phải một trong những triệu chứng nghi ngờ bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chủ động đi khám chụp X-Quang, MRI hoặc làm một số xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Khi đã xác định mắc bệnh thoát vị đĩa đệm trung tâm, cần điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì, ngăn chặn những biến chứng gây hại cho hệ xương khớp và sức khỏe tổng thể. Các biện pháp điều trị thoát vị chủ yếu hiện nay gồm:
5.1 Sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm
Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm được sử dụng với mục đích giảm đau, ổn định cấu trúc cột sống, bao gồm:
– Thuốc giảm đau chống viêm
– Thuốc giảm đau thần kinh
– Thuốc chống thoái hóa loại tác dụng chậm
– Tiêm Corticoid
Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài hoặc quá liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trung tâm nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc, tăng – giảm liều dùng khi chưa được chỉ định.
5.2 Điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm bằng phương pháp bảo tồn
Nếu thoát vị đĩa đệm trung tâm ở giai đoạn nhẹ thì ngoài dùng thuốc bệnh nhân có thể được điều trị một số phương pháp bảo tồn như:
– Sử dụng laser
– Dùng sóng radio
– Cấy tế bào gốc
5.3 Phẫu thuật
Phương pháp này thường được chỉ định khi việc điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp bảo tồn không đáp ứng được hoặc các trường hợp bệnh nhân có bao xơ bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị di trú và gây chèn ép dây thần kinh. Các phương pháp loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động, bảo tồn rễ thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một vài rủi ro nhất định nên cần được cân nhắc khi thực hiện và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để biết Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sử dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nào và được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám.