Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Tình trạng thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày. Đáng lo ngại hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tiểu tiện, teo cơ chi…, thậm chí tàn phế.

1. Đôi nét về vấn đề thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

1.1. Tình trạng thoát vị đĩa đệm là gì?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm là khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hoặc các rễ dây thần kinh đau cột sống.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ là hai loại thoát vị thường gặp bởi các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

bệnh thoát vị

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra bởi các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

1.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thoát vị đĩa đệm khá cao, chiếm khoảng 30% dân số và hiện đang dần có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở người trẻ có thể là do một số nguyên nhân như:

– Tác động do chấn thương: Các chấn thương tác động lên vùng cột sống làm ảnh hưởng đến vùng cơ xương khớp. Nhiều trường hợp chấn thương có thể dẫn tới lệch đĩa đệm.

– Đặc thù công việc: Những công việc đòi hỏi mang vác và nâng vật nặng hoặc phải đứng, ngồi trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may, giáo viên… đều tạo một áp lực lớn lên cột sống. Lâu dần áp lực này có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ.

– Thiếu vận động và chế độ ăn uống chưa khoa học: Với thói quen ít vận động, ít tập thể dục thể thao kết hợp với chế độ ăn uống không hợp lý, thừa đường, chất béo, thiếu tinh bột… dễ gây tăng cân, béo phì và tăng áp lực lên cột sống cũng như đĩa đệm.

– Thói quen không tốt trong lối sinh hoạt hàng ngày: Một số thói quen như ngủ với gối quá cao, ngồi cong lưng, ngồi xổm, ngồi chéo chân hoặc bên túi quá nặng một bên vai trong thời gian dài sẽ gây áp lực và làm tổn thương cột sống.

– Bẩm sinh: Tình trạng thoát vị đĩa đệm cũng có mối liên quan tới những bệnh lý bẩm sinh như hẹp ống sống, thoát vị nhân tùy hay là dị tật cột sống bẩm sinh.

thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Do đặc thù công việc phải mang vác nặng hoặc đứng, ngồi lâu ở một tư thế dẫn tới nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao

1.3. Triệu chứng để nhận biết thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở người trẻ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Nhưng các triệu chứng ở độ tuổi này cũng khá giống đối với người lớn tuổi.

– Giai đoạn đầu: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng, mất tính đàn hồi. Khi này người bệnh sẽ chỉ cảm thấy cảm giác tê và cứng nhẹ ở vùng lưng hoặc cổ. Thời điểm này, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài và gây chèn ép vào rễ dây thần kinh và các cơn đau âm ỉ xuất hiện.

– Giai đoạn tiến triển: Lâu dần, bao xơ tiếp tục bị suy yếu, bị rách và vỡ. Nhân nhầy sẽ bắt đầu thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ dây thần kinh gây cảm giác đau và không thoải mái.

– Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với khối đĩa đệm lớn và gây chèn ép nghiêm trọng vào cấu trúc xung quanh. Các cơn đau sẽ trở lên dữ dội và kéo dài thường xuyên. Những cơn đau này có thể xuất hiện tại vùng thoát vị và xuống các vùng như vai, gáy, cánh tay, bàn tay… Ngoài ra cơn đau có thể tăng khi người bệnh thực hiện các vận động mạnh và giảm đi khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh sẽ có cảm giác tê bì ở ngón tay, ngón chân hoặc cảm thấy châm chích.

– Giai đoạn cuối: Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới mất khả năng vận động, không kiểm soát đại tiện, tiểu tiện và có thể gây teo cơ, biến dạng cơ thể, thậm chí là tàn phế.

2. Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời

Do sức khỏe cơ thể của người trẻ tốt mên nhiều người còn xem nhẹ những triệu chứng đau dọc vùng gáy hoặc thắt lưng. Tuy nhiên điều này có thể gây ra nhiều bệnh lý khó điều trị và phải đối mặt với nhiều biến chứng như:

– Rối loạn đại tiểu tiện

– Ảnh hưởng tới dây thần kinh

– Liệt – tàn phế, teo cơ chi

– Rối loạn cảm giác

– Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

3. Làm cách nào để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm?

Dù bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng các cách như:

– Đối với người cao tuổi: Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để tăng cường sức đề kháng cho xương khớp.

– Tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp với cơ thể như đạp xe, bơi lội, yoga, đi bộ…nhằm tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.

– Duy trì cân nặng của cơ thể ở mức lý tưởng, cân đối với dáng vóc.

– Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, tránh ngồi lâu một chỗ: Nếu tính chất công việc phải ngồi làm việc trước máy tính suốt 8 tiếng mỗi ngày thì nên ngồi đúng tư thế và khoảng 30 – 45 phút cần vận động cơ thể nhẹ nhàng.

– Không mang vác hay nâng vật quá sức: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm. Vì vậy khi mang vác vật nặng không được vặn cột sống, chỉ nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất.

– Thay đổi chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3…giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm và xương khớp.

– Không hút thuốc, không dùng chất kích thích và hạn chế tối đa sử dụng rượu bia: Bởi các chất kích thích có trong thuốc lá và rượu bia sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng của đĩa đệm và thoái hóa nhanh chóng.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần: Nhằm chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, nếu mắc bệnh sẽ can thiệp xử lý và điều trị kịp thời giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế những biến chứng bệnh nguy hiểm.

thoát vị đĩa đệm là gì

Bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp giúp bảo vệ hệ xương khớp của mình

Trên đây là một số thông tin cần biết về tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu còn thắc mắc gì, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital