Khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, bé B.T.M được chẩn đoán xác định thiếu Vitamin D3. Chẩn đoán này đã giải thích lý do bé 4 tuổi hay táo bón, biếng ăn và chậm tăng cân.
Menu xem nhanh:
1. Khám tổng quát, lộ diện “thủ phạm” của tình trạng táo bón ở bé 4 tuổi
1.1. Bắt bệnh cho bé 4 tuổi hay táo bón thông qua 30 hạng mục khám
Không sốt, không ho, không sổ mũi…, tuy nhiên, vì từ 11 tháng tuổi, bé M. đã biếng ăn, chậm tăng cân và thường xuyên táo bón nên đầu năm Giáp Thìn, bố mẹ quyết định cho bé khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Với gói khám chuyên sâu, bé được khám nhi, khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám da liễu, khám dinh dưỡng, xét nghiệm máu định lượng vi chất dinh dưỡng, phát hiện các bệnh lý gan, thận…, xét nghiệm nước tiểu phát hiện các bệnh lý thận – tiết niệu, chụp X-quang phát hiện các bệnh lý tim, phổi, siêu âm tim phát hiện các bệnh lý tim và siêu âm ổ bụng phát hiện bệnh lý các tạng trong ổ bụng…
Kết quả xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm tim và siêu âm ổ bụng không phát hiện bất thường nhưng kết quả xét nghiệm máu của bé thì có. Nồng độ Vitamin D3 trong máu là 23.6ng/ml, bé được bác sĩ TCI chẩn đoán xác định thiếu Vitamin D3. Và đây chính là nguyên nhân “ẩn” khiến bé thường xuyên táo bón, biếng ăn, chậm tăng cân.
1.2. Tại sao thiếu Vitamin D3 lại làm bé 4 tuổi hay táo bón?
Vấn đề của bé M. Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI lý giải như sau: “Chức năng chính của Vitamin D3 là kích thích hấp thụ Canxi ở ruột và ống thận, tăng tích tụ Canxi ở xương. Thiếu Vitamin D3, thay vì được hấp thụ, Canxi sẽ lắng đọng ở ruột, làm trẻ táo bón. Táo bón kéo dài, làm trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.”
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm cũng chia sẻ: “Táo bón không phải là hệ lụy duy nhất trẻ phải đối diện khi thiếu Vitamin D3. Xa hơn táo bón là tình trạng thiếu Canxi, chậm phát triển hệ cơ – xương – khớp, yếu chi, khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài kích thích hấp thụ Canxi, Vitamin D3 còn giữ vai trò quan trọng trong biệt hóa tế bào, điều hòa miễn dịch, bài tiết Insulin. Bởi thế, trẻ thiếu Vitamin D3 thường suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư…
2. Điều trị tình trạng thiếu Vitamin D3 cho bé M.
Rất may mắn, tình trạng thiếu Vitamin D3 của bé M. không nghiêm trọng. Để cải thiện, bác sĩ TCI kê viên uống bổ sung và tư vấn chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin D3 cho bé. Theo đó, bố mẹ nên tập trung cho bé tiêu thụ một số thực phẩm như sữa bò, sữa đậu nành, lòng đỏ trứng, cá hồi và dầu gan cá tuyết.
Đặc biệt, về tắm nắng – phương pháp mà xưa nay nhiều phụ huynh vẫn tưởng rất hữu ích trong tổng hợp Vitamin D3 cho bé, bác sĩ Lâm cho biết: “Bức xạ có trong ánh mặt trời giúp chuyển hóa 7-dehydrocholesterol – tiền chất Vitamin D3 là UVB. Trước 10 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, bức xạ UVB hầu hết bị hấp thụ bởi tầng ozon. Bởi thế, chỉ khi tắm nắng trong khoảng 10 – 15 giờ, Vitamin D3 mới có thể được tổng hợp hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên, 10 – 15 giờ cũng là khoảng thời gian bức xạ UVA hoạt động mạnh mẽ. Bức xạ này rất nguy hiểm, có thể gây biến đổi ADN, từ đó gây ung thư da. Chính vì vậy, tắm nắng không thực sự là phương pháp bổ sung Vitamin D3 phù hợp cho bé.”
3. Khuyến cáo chung về tình trạng thiếu Vitamin D3 ở trẻ em Việt Nam
3.1. Khi nào nên cho trẻ khám dinh dưỡng, phát hiện tình trạng thiếu Vitamin D3?
Thiếu Vitamin D3 không phải một vấn đề hiếm và bé M. không phải một trường hợp hi hữu có vấn đề. Thực tế, theo số liệu thống kê năm 2010 của Bộ Y tế, khẩu phần Vitamin D hàng ngày chỉ cung cấp 10,6% nhu cầu khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam từ 1 – 3 tuổi. 62,1% trẻ em Việt Nam ở thành thị và 53,7% trẻ em Việt Nam ở nông thôn thiếu Vitamin D. Bởi thế, khi có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng càng sớm càng tốt: Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, quấy khóc về đêm; rẻ ra nhiều mồ hôi về đêm, bất kể thời tiết nóng – lạnh; trẻ rụng tóc vành khăn, trẻ chậm mọc tóc; trẻ chậm mọc răng, răng mọc không cân đối; trẻ chậm lẫy, ngồi, bò, đi… Hoặc tốt nhất, bố mẹ cho trẻ thăm khám tổng quát định kỳ để tình trạng thiếu Vitamin D3 nói riêng và thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung, được phát hiện và điều trị trước khi nó gây ra những biểu hiện phía trên.
3.2. Khám dinh dưỡng ở đâu tốt?
Thuộc top 3 bệnh viện tư nhân có điểm chất lượng tốt nhất Hà Nội do Sở Y tế đánh giá, Thu Cúc TCI tự tin là địa chỉ khám dinh dưỡng chất lượng cao. Dưới đây là 3 lý do bố mẹ nên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI để khám dinh dưỡng cho trẻ:
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các cơ sở y tế đầu ngành, như Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, 30 năm kinh nghiệm công tác tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia…
– Sở hữu hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại, như hệ thống xét nghiệm Robot tự động, máy phân tích thành phần cơ thể Tanita – Nhật Bản, máy đo loãng xương DEXUMT – Hàn Quốc…
– Phác đồ dinh dưỡng cá nhân hóa, phù hợp 100% với tình trạng của từng trẻ.
Thiếu Vitamin D3 nói riêng và thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung là một vấn đề phổ biến và nguy hiểm ở trẻ. Vì một tương lai trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, hãy chú trọng vấn đề này, bố mẹ nhé!