Biểu hiện điển hình của thiếu máu não là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Triệu chứng này có thể diễn ra một hoặc vài phút nhưng cũng có thể kéo dài nhiều giờ. Nhiều người coi đây là biểu hiện nhẹ, thường chủ quan và bỏ qua. Nhưng không biết nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể bắt nguồn từ những cơn thiếu máu não. Vậy thiếu máu não là bệnh như thế nào? Nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của thiếu máu não, lời khuyên hữu ích dành cho người bị thiếu máu não là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Thiếu máu não: chủ quan là tự hại mình
1.1. Thiếu máu não là bệnh như thế nào?
Rất nhiều người vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu chính xác thiếu máu não là bệnh như thế nào?
Câu trả lời là: Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến “ngầm” trong một thời gian dài và có thể gây nhiều biến chứng nặng nề. Đây được coi là bệnh lý “tiền đột quỵ” cần đề phòng ngay từ ban đầu.
Bình thường bộ não chỉ hoạt động tốt nhất khi đủ máu, oxy và các dưỡng chất. Thiếu máu não xảy ra khi lượng máu cung cấp lên não bị thiếu hụt (suy giảm hoặc tắc nghẽn) khiến cho hệ thần kinh trung ương suy giảm chức năng rõ rệt, các tế bào não bị thiếu máu có thể chết (không thể phục hồi được) – Chỉ cần khoảng 10 giây máu không được cung cấp đến não, các mô não bắt đầu trở nên rối loạn. Sau 4 phút vẫn còn tiếp diễn thì các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại và tổn thương vĩnh viễn.
1.2. Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Thoái hóa đốt sống cổ: Là một trong những lí do chính khiến máu không được lưu thông hiệu quả và không được bơm đầy đủ lên não bộ. Phụ thuộc vào mức độ thoái hóa khớp, sụn khớp bị tổn thương và dẫn tới hình thành các gai xương tại khu vực này. Trong quá trình hoạt động, các gai xương va chạm với rễ thần kinh, tạo áp lực với các động mạch sống, từ đó làm cản trở sự tuần hoàn.
– Xơ vữa động mạch: là nguyên nhân chính gây thiếu hụt máu lên não. Sự xuất hiện của các mảng xơ vữa đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên, qua thời gian khiến lòng ống chứa máu trở nên hẹp lại. Điều này làm quá trình vận chuyển máu trở nên khó khăn và không kịp đưa máu lên não bộ.
– Ngoài ra, thiếu máu não có thể do nhiều nguyên nhân khác như: người có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh, chấn thường làm xuất hiện cục máu đông trong não, các bệnh về huyết áp (huyết áp thấp/huyết áp cao),…
1.3. Biểu hiện thiếu máu não không nên xem nhẹ
Thiếu máu não là bệnh như thế nào? Bạn cần đặc biệt lưu ý những biểu hiện của thiếu máu não sau đây:
– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai: biểu hiện này có thể xuất hiện trong vài phút rồi biến mất, những cũng có thể kéo dài tới vài giờ.
– Đi đứng không vững
– Cảm giác đau nhức lan tỏa khắp đầu: luôn cảm thấy đầu nặng nề, choáng váng, khó tập trung làm việc.
– Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
– Tê bì chân tay, đặc biệt là cẳng tay, cẳng chân, bàn tay, bàn chân,…
Đây có thể là gợi ý cho một cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc một cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não), vì vậy bạn đừng nên phớt lờ trước những biểu hiện này.
2. Tác hại của thiếu máu não
Tình trạng thiếu máu não được đánh giá là giai đoạn tiền đột quỵ. Phần lớn các trường hợp tử vong do đột quỵ xuất phát từ những cơn thiếu máu não. Nếu không được xử trí kịp thời nguy cơ đột quỵ có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Không những thế, thiếu máu não còn khiến não bộ kém “nhạy bén” giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Đột quỵ não rất nguy hiểm, có thể gây liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể suốt đời. Khả năng hồi phục còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng nằm lâu dẫn đến dính khớp, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,…Nặng hơn có thể tử vong.
Đột quỵ do thiếu máu não có thể gây nguy cơ sống đời sống thực vật. Một số trường hợp rơi vào hôn mê sâu trong thời gian dài, người bệnh không còn nhận thức được và khó có thể tỉnh lại. Điều này gây vất vả trong quá trình chăm sóc rất nhiều.
3. Lời khuyên dành cho người bị thiếu máu não
3.1. Chế độ ăn uống khoa học
Một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng luôn là điều cần thiết cho người bị thiếu máu não. Việc kiểm soát, duy trì các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình lưu lượng máu cung cấp lên não bộ.
– Bổ sung chất đạm, sắt: gồm thịt bò, lòng đỏ trứng, hải sản, các loại thịt màu đỏ,… là những loại thực phẩm giúp bổ sung lượng máu trong cơ thể. Được đánh giá là rất tốt đối với người bị thiếu máu não.
– Các loại rau củ có chứa các khoáng chất và vitamin như: rau cần tây, súp lơ,…
– Các loại trái cây như: quả mâm xôi, dâu tây, cherry,..bởi giàu chất chống ôxy hóa, kẽm, chất xơ và vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
3.2. Tăng cường tập luyện, vận động
Thay vì ngồi/nằm lâu, ít vận động thì duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giảm quá trình tiến triển xấu của thiếu máu não. Không chỉ có tác dụng tăng sự dẻo dai, mà còn phòng ngừa các bệnh về tim mạch và não bộ.
Tùy vào nhu cầu, khả năng của bản thân, có thể lựa chọn bộ môn mình yêu thích như: đi bộ, yoga, bơi lội hay ngồi thiền. Đây là cách vừa giúp tuần hoàn máu lên não, cải thiện tốt các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả.
3.3. Khám sức khỏe định kỳ
Bên cạnh xây dựng thực đơn khoa học và tăng cường tập luyện, chủ động và duy trì khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là thăm khám hệ thần kinh. Đây là điều vô cùng cần thiết cho người thiếu máu não. Nếu thấy cơ thể có những vấn đề bất thường, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Điều này có thể giúp bạn sàng lọc nguy cơ thiếu máu não, phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan để kịp thời điều trị tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc chung “thiếu máu não là bệnh như thế nào?” Hy vọng, sau bài viết này bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng thiếu máu não. Luôn chủ động bảo vệ sức khỏe ngay từ những dấu hiệu nhỏ và nhẹ nhất.