Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh liên quan mật thiết với tình trạng khó ăn, khó phát âm, chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần… ở trẻ. Vậy, phẫu thuật cắt thắng lưỡi có phức tạp không? Theo chân bé Sứa, 10 tháng tuổi đi cắt thắng lưỡi tại Thu Cúc TCI để biết câu trả lời bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về dính thắng lưỡi
Thắng lưỡi là một màng niêm mạc mỏng hình tam giác, dính từ sàn miệng đến dưới lưỡi. Dính thắng lưỡi là tình trạng thắng lưỡi ngắn hơn bình thường, khiến khả năng hoạt động của lưỡi trẻ bị hạn chế.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 5% trẻ nhỏ mắc dị tật bẩm sinh dính thắng lưỡi. Những trẻ này thường được phát hiện ngay tháng đầu sau sinh, khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Một số trẻ bố mẹ sẽ nhận ra thông qua các dấu hiệu sau:
– Bú và phát âm khó khăn,
– Khó hoặc không thể di chuyển lưỡi sang 2 bên,
– Khó hoặc không thể nâng lưỡi lên chạm hàm trên,
– Khó hoặc không thể đưa lưỡi ra khỏi hàm dưới,
– Khi trẻ khóc, lưỡi có hình chữ V hoặc hình trái tim,
– Lưỡi khi trẻ cố gắng di chuyển có dạng nhọn hoặc vuông,
– Hở hoặc nghiêng các răng cửa hàm dưới.
Dựa trên chiều dài của thắng lưỡi, dính thắng lưỡi được chia thành 4 cấp độ:
– Cấp độ 1 (12 – 16mm): Dính thắng lưỡi nhẹ. Ở cấp độ 1, đầu lưỡi của trẻ vẫn có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động bình thường.
– Cấp độ 2 (8 – 11mm): Dính thắng lưỡi trung bình. Với mức độ 2, đầu lưỡi không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, lưỡi đã có sự hạn chế hoạt động.
– Cấp độ 3 (3 – 7mm): Dính thắng lưỡi nặng. Lúc này, đầu lưỡi của trẻ gần như dính vào sàn miệng, lưỡi hoạt động vô cùng khó khăn.
– Cấp độ 4 (dưới 3mm): Dính thắng lưỡi hoàn toàn.
Dính thắng lưỡi độ 1, độ 2 cần theo dõi thêm. Còn dính thắng lưỡi độ 3, độ 4 buộc phải phẫu thuật dính thắng lưỡi. Nếu không, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, nói ngọng hoặc không thể nói và mất tự tin vào diện mạo của bản thân.
2. Phương pháp phẫu thuật cắt thắng lưỡi tối ưu
Bé bị dính thắng lưỡi nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc trẻ còn quá nhỏ đã phải đụng dao kéo khiến nhiều bố mẹ cực kỳ lo lắng. Vậy, phẫu thuật dính thắng lưỡi có thực sự đáng sợ?
Câu trả lời là: Không. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, bởi cắt thắng lưỡi chỉ là một tiểu phẫu. Không những thế, hiện nay, đã ra đời một công nghệ phẫu thuật dính thắng lưỡi rất ưu việt – Công nghệ Plasma Plus.
Công nghệ này sử dụng dao Plasma thay thế dao/kéo thông thường. Đây là loại dao có khả năng đông điện, cắt đến đâu cầm máu đến đấy. Bên cạnh đó, dao Plasma không giải phóng nhiều năng lượng, nên không làm bỏng các mô lân cận vùng cắt. Áp dụng công nghệ Plasma Plus trong cắt thắng lưỡi, trẻ không đau, không chảy máu, không sưng, không biến chứng.
3. Trải nghiệm phẫu thuật cắt thắng lưỡi thực tế của bé Sứa
10 tháng tuổi, nhiều dấu hiệu dính thắng lưỡi ở Sứa mới biểu hiện rõ ràng. Khi quan sát thấy con: Bỏ ăn bỏ uống, lưỡi không thể di chuyển linh hoạt,…, bố mẹ ngay lập tức đưa Sứa đến Thu Cúc TCI thăm khám.
Tại TCI, bác sĩ kết luận Sứa bị dính thắng lưỡi cấp độ 2 có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp cắt thắng lưỡi bác sĩ tư vấn cho Sứa là Plasma Plus. Sứa có thể phẫu thuật ngay, không cần chờ đợi.
Giống như hàng ngàn bệnh nhi dính thắng lưỡi khác tại Thu Cúc TCI, ca phẫu thuật của Sứa diễn ra rất thuận lợi. Vấn đề của bé được xử lý gọn gàng chỉ trong 7 phút.
Nhìn bé chơi đùa vui vẻ và ăn uống ngon lành ngay sau phẫu thuật, mẹ bé Sứa vui mừng chia sẻ: “Cắt thắng lưỡi thực tế khác xa với trong tưởng tượng. Mình cứ lo con đau, con khóc, ai ngờ cắt xong con lại khỏe khoắn, hoạt bát hơn hẳn. Yên tâm lắm luôn”.
Thuộc top 3 bệnh viện tư nhân có điểm chất lượng tốt nhất Hà Nội do Sở Y tế đánh giá, Thu Cúc TCI tự tin là địa chỉ phẫu thuật dính thắng lưỡi uy tín và chất lượng. Nếu bé nhà bạn có những dấu hiệu dính thắng lưỡi đã được liệt kê phía trên, đừng trì hoãn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để nhận tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám – điều trị, bạn nhé!