Tật loạn thị ở trẻ em có chữa được không? Giải pháp

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Tật loạn thị ở trẻ em có chữa được không là thắc mắc mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi loạn thị ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và tương lai của trẻ. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề loạn thị ở trẻ ngay qua bài viết này nhé.

1. Tật loạn thị ở trẻ em có chữa được không?

Các chuyên gia chỉ ra rằng tật loạn thị ở trẻ em hiện nay chưa có cách chữa hay điều trị dứt điểm. Mọi can thiệp mà bác sĩ làm chỉ nhằm hỗ trợ tầm nhìn cho trẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, kiểm soát độ loạn thị ở mắt trẻ và hạn chế việc tăng độ cận nặng hơn.

Tật loạn thị ở trẻ có chữa được không?

Trẻ đi khám mắt phát hiện tật loạn thị ở mức độ nhẹ

Có thể nói mục tiêu quan trọng nhất là hạn chế để loạn thị tăng lên cấp độ nặng hơn. Vì độ loạn ở trẻ ổn định hơn sẽ hạn chế biến chứng mắt sang bị nhược thị. Loạn thị nhẹ dưới 1 diop thì tầm nhìn của trẻ không ảnh hưởng nhiều. Lúc này trẻ cũng chưa cần thiết phải can thiệp các biện pháp hỗ trợ mắt. Các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc, bảo vệ đôi mắt bé. Đừng quên đưa con đi khám mắt tại chuyên khoa mắt định kỳ 3 đến 6 tháng/lần. Bởi khám mắt thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng của con.

Nếu trẻ bị loạn thị nhẹ nhưng thường xuyên gặp phải tình trạng mỏi mắt, khô mắt, suy giảm thị lực thì cần dùng kính hỗ trợ. Trẻ khi bị nặng hơn 2-3 diop sẽ cần dùng kính thuốc để cải thiện thị lực và tầm nhìn sáng rõ. Kính thuốc sẽ giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng của giác mạc đem lại sự thỏa mái cho trẻ.

2. Những phương pháp trị loạn thị trẻ em hiện nay

Loạn thị ở trẻ em có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, phẫu thuật loạn thị đang là phương pháp hiệu quả hàng đầu. Bởi kết quả của nó giúp người loạn thị hồi phục nhanh và duy trì trong thời gian dài mà không cần kính. Lưu ý mổ tật loạn thị chỉ dành cho người từ 18 tuổi trở lên nên không phù hợp với trẻ.

Các biện pháp giúp hỗ trợ và khắc phục loạn thị ở trẻ em an toàn và phổ biến nhất là:

2.1 Dùng kính thuốc (kính có gọng)

Đây là giải pháp phổ biến và hay được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Đặc biệt giải pháp đeo kính này vừa an toàn, hiệu quả và không để lại biến chứng nên được áp dụng rộng rãi. Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám mắt hoặc bệnh viện chuyên khoa để khám và tư vấn loại kính đeo phù hợp.

2.2 Dùng kính Ortho K (kính áp tròng cứng)

Đây là phương pháp hiện đại và tốn kém chỉ sau phẫu thuật mắt. Với thiết kế đặc biệt, hiện đại, kính áp tròng cứng Ortho K sẽ được sử dụng vào ban đêm khi đi ngủ. Trẻ sẽ phải đeo 7-8 tiếng vào ban đêm và tháo ra khi thức dậy vào ngày hôm sau. Cơ chế của kính áp tròng cứng này là giúp thay đổi hình dạng giác mạc, mắt thấy rõ hơn vào hôm sau. Thị lực tốt này sẽ duy trì cả ngày hôm sau mà không cần dùng kính thuốc.

3. Tại sao trẻ nhỏ lại bị tật loạn thị?

Loạn thị xảy ra bởi sự biến đổi hình dạng giác mạc làm hình ảnh thu về mắt méo mó, mờ nhòe,… Về nguyên nhân sâu hơn, loạn thị ở trẻ nhỏ có thể đến từ những lí do như:

Tại sao trẻ bị mắc cận thị?

Hình ảnh qua mắt người bị cận thị bì nhòe, biến dạng

3.1 Yếu tố di truyền sang trẻ

Như rất nhiều bệnh thông thường khác, trẻ em rất có thể bị di truyền các tật khúc xạ cận, loạn thị. Đối tượng ảnh hưởng đến từ các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà,…

3.2 Thói quen điều tiết mắt

Mỗi người sẽ có lịch trình công việc cũng như thời gian học tập khác nhau. Ở những người phải chịu áp lực cường độ cao, thói quen điều tiết của mắt có sự biến đổi. Khi mắt bị rối loạn điều tiết và không được phát hiện kịp thời có thể gây nên loạn thị ở trẻ.

3.3 Chế độ dinh dưỡng của trẻ em

Một chế độ dinh dưỡng cho bé không đủ chất, đặc biệt là thiếu các vitamin, dưỡng chất tốt cho mắt có thể khiến bé có nguy cơ cận thị cao hơn người thường. Ba mẹ nên lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như thị lực của con trẻ nhé.

3.4 Do thói quen sinh hoạt của gia đình

Những thói quen không lành mạnh từ người lớn cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn. Chẳng hạn như xem tivi, điện thoại, máy tính ở khoảng cách gần và thời gian kéo dài.

3.5 Di chứng để lại gây loạn thị

– Một số bé bị sẹo ở giác mạc có thể dẫn đến tình trạng loạn thị như là 1 biến chứng.

– Trẻ khi bị tật cận thị hoặc viễn thị rất nặng sẽ có nguy cơ mắc cả loạn thị.

– Trẻ có tiền sử phẫu thuật mắt có thể gây nên một dạng tổn thương khiến mắt dễ mắc loạn thị hơn.

4. Một vài lưu ý giúp trẻ hạn chế độ loạn thị tăng

Ngoài việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ thị lực cho trẻ, phụ huynh cần chăm sóc mắt cho con hàng ngày. Ngoài ra cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt và môi trường học tập tốt để giúp kiểm soát độ loạn thị của trẻ.

Ghi nhớ một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ba mẹ kiểm soát độ loạn thị của con dễ dàng hơn:

4.1 Môi trường học tập đủ sáng

Nơi học tập của trẻ luôn đảm bảo đủ ánh sáng, không được quá chói, bàn ghế để học tập phải phù hợp với độ tuổi. Phụ huynh nên hướng dẫn con ngồi học bài đúng tư thế, thẳng lưng. Đặc biệt, luôn đảm bảo khoảng cách giữa hai mắt và mặt bàn khoảng 30cm.

4.2 Cân bằng giữa thời gian học tập và chơi của con

Cân bằng giữa thời gian chơi và học tập cùng với thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời của trẻ. Chuyên gia chỉ ra rằng, cha mẹ nên dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho con. Ngoài ra, để cho con tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này giúp kiểm soát loạn thị ở trẻ nhỏ đạt hiệu quả tốt.

4.3 Tránh xa thiết bị điện tử

Ba mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc và chơi các thiết bị điện tử. Vì các thiết bị này rất ảnh hưởng khi có ánh sáng xanh gây hại cho mắt. Các thiết bị đó bao gồm: laptop, ipad, tivi, điện thoại,…

4.4 Có chế độ dinh dưỡng khoa học và khám mắt định kỳ

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho con cũng là cách ba mẹ giúp con phát triển toàn diện và bớt tăng loạn thị. Bữa ăn hãy luân phiên đổi món và đáp ứng đủ các dưỡng chất như các loại vitamin A, vitamin C, E, chất xơ, khoáng chất…

loạn thị ở đối tượng trẻ em có chữa được không

Bé được mẹ dẫn đến khám mắt tại Thu Cúc TCI để phát hiện tật khúc xạ

Hãy duy trì thói quen đưa con đi khám mắt định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. Khám mắt cho trẻ giúp ba mẹ nắm được tình trạng sức khỏe mắt hiện tại. Bên cạnh đó, theo dõi loạn thị cũng như là tầm soát sớm các bệnh lý ở mắt trẻ. Từ đó, bác sĩ và ba mẹ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được tật loạn thị ở trẻ em có chữa được không. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan hãy đến Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital