Tật khúc xạ nhược thị là một căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt và có khả năng mù lòa nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời. Thực tế, đây là một cách bệnh không phổ biến như các tật khúc xạ khác nên nhiều người chưa có nhiều thông tin và không quan tâm đến bệnh một cách đúng mực. Nhiều trường hợp không biết về bệnh nên không điều trị dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Vì vậy, hãy chủ động tìm hiểu về bệnh để có thể phòng và chữa bệnh một cách kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét tổng quan về bệnh nhược thị
1.1. Khái niệm về căn bệnh nhược thị
Cơ chế hoạt động của mắt là các tia sáng phản xạ chứa hình ảnh của vật sẽ đi qua giác mạc, thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại võng mạc. Tại đây, các tế bào thần kinh thị giác sẽ tiếp nhận và truyền tín hiệu lên não để não thu nhận và xử lý hình ảnh.
Khi bệnh nhân bị nhược thị, thị lực của 1 hoặc 2 bên sẽ bị suy giảm do nguyên nhân não bộ không thể nhận biết được những hình ảnh mà hệ thần kinh thị giác truyền tải đến. Từ đó dẫn đến suy giảm ở một bên mắt khiến cho mắt đó lười hoạt động hơn và dần mất thị lực. Hầu hết nhược thị chỉ xảy ra ở một bên mắt, rất hiếm khi cả hai mắt đều bị. Đây là căn bệnh mà người mắc không thể cải thiện thị lực được bằng cách đeo kính hoặc áp tròng.
Có hai thuật ngữ dành cho bệnh này là “nhược thị chức năng” và “nhược thị thực thể”. Trong đó, nhược thị chức năng có thể điều trị để hồi phục được còn nhược thị thực thể thì không thể phục hồi dù có điều trị. Có đến 3% trẻ em bị nhược thị ở độ tuổi dưới 6. Bệnh này có thể phòng tránh và phục hồi được nếu như sớm can thiệp điều trị bằng các phương pháp phù hợp.
Có thể chia nhược thị làm 3 mức độ dựa trên đánh giá lâm sàng về thị lực:
– Thị lực từ 20/40 đến 20/30 là nhược thị nhẹ
– Thị thị lực từ 20/200 đến 20/50 là nhược thị trung bình
– Thị lực dưới 20/200 là nhược thị nặng
1.2.Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ nhược thị
Từ những năm đầu đời, thị lực đã bắt đầu phát triển rất nhanh chóng, 6 tuổi có thể đạt gần tối đa và 12 tuổi là thời gian thị lực ổn định. Điều kiện để thị lực phát triển tốt đó là trục thị giác phải có sự thông thoáng, hai mắt phải ở vị trí cân bằng, thẳng hàng với nhau và việc tiếp nhận các hình ảnh phải hài hòa, đầy đủ. Việc mắt truyền tín hiệu về não xử lý chính là việc giúp cho sự kết hợp mắt và não bộ được hoàn thiện dần. Khi xuất hiện bất kỳ nguyên nhân nào làm cho mắt không nhìn được rõ hoặc có sự tương tác không bình thường giữa hai mắt ở trong giai đoạn này cũng khiến cho thị lực bị giảm và gây ra nhược thị.
– Bệnh mắt lác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh nhược thị. Lúc này não sẽ chỉ ghi nhận những hình ảnh mà mắt không bệnh mang đến mà bỏ qua những hình ảnh của mắt bệnh. Nếu không sớm can thiệp, lâu dần mắt bệnh sẽ mất dần chức năng nhìn và trở thành bất hoạt.
– Bệnh nhân mắc các tật khúc xạ ở một hoặc hai mắt nhưng lại không đi khám đo khúc xạ và không đeo kính để điều chỉnh. Không có chế độ tập luyện để mắt được hồi phục sẽ dẫn đến khả năng bị nhược thị.
– Mắt không thể tiếp nhận được những hình ảnh chuẩn để não bộ xử lý do gặp các vấn đề liên quan đến giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc, sụp mí bẩm sinh….
Các nguyên nhân kể trên đều có thể phát hiện sớm và điều trị được trước 6 tuổi. Nếu để lâu mắt sẽ nhược thị nặng hơn và không thể cứu chữa được nữa, có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa.
1.3. Triệu chứng của tật khúc xạ nhược thị
Thông thường bệnh nhược thị sẽ có những triệu chứng như mờ mắt, mỏi mắt có thể kèm theo sụp mi hoặc lác mắt.
Khám mắt và đo thị lực là cách để phát hiện ra bệnh nhược thị. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà có thể dùng những cách đo thị lực khác nhau. Giảm thị lực ở 1 hoặc 2 mắt sau khi đã chỉnh kính hoặc mức độ lệch của 2 mắt lớn hơn hoặc nhỏ 2 hàng thị lực. Ở đối tượng trẻ em còn quá nhỏ, khó để đo được thị lực theo như khai thác mô tả của các bé thì có thể đo bằng sự định thị của mắt và khả năng nhìn theo đồ vật. Bệnh nhân mắc nhược thì cũng có xu hướng đọc từng chữ dễ hơn là đọc nguyên cụm. Những trẻ bị lác thường có khả năng cao cũng bị nhược thị.
Nhược thị thường xảy ra ở một mắt nên có thể người mắc vẫn nhìn được bình thường nên khó để phát hiện sớm bệnh này. Đa phần đều được phát hiện sau khi đã đến khám bác sĩ. Tuy nhiên, căn bệnh này cần phải điều trị càng sớm càng tốt nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến cách nhìn của con em mình nhằm phát hiện ra bệnh sớm nhất.
2.Cách điều trị căn bệnh nhược thị
Nguyên tắc chung cho việc điều trị nhược thị đó là hạn chế sử dụng mắt lành để tăng cường sử dụng mắt yếu hơn để mắt yếu có điều kiện làm việc nhiều hơn. Có những phương pháp điều trị bệnh này đó là:
– Chữa các bệnh lý mắt là nguyên nhân của nhược thị
Xác định nguyên nhân gây nên nhược thị là gì để điều trị căn bệnh này là một trong những cách hiệu quả. Ví dụ người bệnh bị các tật khúc xạ thì cần đeo kính, những người bị lác cần phẫu thuật để chữa tật lác…
– Bắt buộc bên mắt yếu phải làm việc nhiều hơn
Cách này hiệu quả với những đối tượng là trẻ em dưới 8 tuổi được phát hiện và điều trị sớm. Những trường hợp càng lớn tuổi điều trị càng không có hiệu quả nhiều.
– Bịt mắt để điều trị
Dùng băng để bịt mắt lành lại hoặc dùng kính xước mờ đục để đeo. Thời gian bịt mắt phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Trong thời gian điều trị cần phải kiểm tra hai mắt thường xuyên để tránh hiện tượng nhược thị đảo ngược. Việc điều trị này sẽ phải tiếp tục cho đến khi thị lực trở về bình thường hoặc là việc điều trị không cải thiện thêm được nữa. Thời gian chữa kéo dài từ vài tuần trở lên. Trẻ mắc bệnh sẽ được theo dõi cho đến 8 tuổi để đảm bảo không bị nhược thị trở lại.
– Điều trị bằng cách gia phạt
Thay vì dùng băng keo để che mắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt để nhỏ làm cho mắt lành bị mờ đi, buộc mắt bệnh phải làm việc. Phương pháp này cũng phải được theo dõi chặt chẽ giống phương pháp che mắt.
– Bắt ép mắt bệnh hoạt động
Mắt bị nhược thị cần được hoạt động nhiều hơn bằng cách đeo kính đúng số để mắt có thể nhìn thường xuyên. Ngoài ra có thể cho người bệnh chơi những trò như xâu hạt cườm để phát triển thị giác.
Trên đây là những thông tin về tật khúc xạ nhược thị, hi vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.