Sâu răng đã trở thành bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay, nhất là ở trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nhiều phiền toái từ sức khỏe cho tới tính thẩm mỹ, các hoạt động thường nhật. Vậy tại sao sâu răng lại khiến nhiều người mắc phải như vậy? Nguyên nhân là gì và làm sao để phòng ngừa bệnh?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tình trạng răng bị sâu
Sâu răng là trạng thái răng bị tổn thương, mất mô cứng do quá trình hủy khoáng. Hiện tượng này là do vi khuẩn ở những mảng bám răng, hình thành những lỗ sâu ở trên răng.
1.1 Các triệu chứng bệnh sâu răng
Tuy sâu răng đã là tình trạng bệnh lý khá phổ biến nhưng rất nhiều triệu chứng bệnh vẫn còn bị bỏ qua. Thậm chí, một số bệnh nhân còn lầm một vài triệu chứng của sâu răng với dấu hiệu mọc răng khôn. Tùy vào vị trí răng bị sâu, triệu chứng sâu răng cũng có thay đổi nhất định. Bên cạnh đó, một vài bệnh nhân sâu răng cũng không nhận thấy triệu chứng rõ rệt nào nên thường chủ quan. Tình trạng này không hề tốt cho hiệu quả điều trị bệnh.
Triệu chứng của bệnh sâu răng:
– Cảm giác đau răng xuất hiện, các cơn đau có thể liên tục hoặc theo từng cơn dù không có bất kì tác động nào.
– Răng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là trong quá trình ăn uống.
– Quan sát thấy được xuất hiện lỗ hổng trên răng.
– Khi thực hiện cắn, nghiến răn thì cảm giác đau răng nhiều hơn.
– Trên bề mặt của răng xuất hiện những mảng bám màu nâu đen rõ rệt. Trong một vài trường hợp sâu nặng, vị trí răng sâu có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu.
1.2 Mức độ nghiêm trọng của bệnh sâu răng
Trên thực tế, bệnh sâu răng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điển hình chính là những triệu chứng đau răng, hôi miệng, … bị gây ra do sâu răng. Những triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng tới mặt tinh thần của người bệnh. Cụ thể, người bệnh thường thấy khó chịu, ăn không ngon và trở nên tự ti.
2. Tại sao sâu răng xảy ra?
Tại sao sâu răng xảy ra? Đó là hậu quả của cả một quá trình. Sau đây chính là cách mà sâu răng phát triển:
– Đầu tiên chính là giai đoạn hình thành mảng bám. Mảng bám là một màng bao phủ lên răng do ăn nhiều đường và tinh bột nhưng răng không được làm sạch. Khi đường cùng tinh bột không được làm sạch, vi khuẩn sẽ nhanh bắt đầu ăn chúng và hình thành nên mảng bám. Mảng bám ở trên răng có thể bị cứng lại ở dưới hoặc trên đường viền nướu và trở thành cao răng. Cao răng sẽ làm cho mảng bám khó loại bỏ hơn. Điều này giống như một lá chắn được tạo ra cho vi khuẩn.
– Những axit có trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất ở trong men răng cứng, bên ngoài răng. Hiện tượng này gây ra những lỗ nhỏ trên men răng. Đây chính là giai đoạn thứ nhất của bệnh sâu răng. Một khi men răng đã bị bào mòn, axit, vii khuẩn có thể liên tiếp ảnh hưởng tới lớp ngà răng tiếp đó.
– Khi tình trạng sâu răng đã phát triển, axit cùng vi khuẩn sẽ tiếp tục di chuyển qua răng và dần dần sẽ tác động vào tủy. Buồng tủy sẽ bị sưng, chịu kích thích từ vi khuẩn. Vì không có chỗ cho vết sưng được mở rộng ở trong răng, dây thần kinh sẽ bị chèn ép dẫn tới đau nhức.
3. Tại sao sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến?
Bệnh sâu răng trở nên ngày càng phổ biến bắt nguồn từ nhiều lý do. Trong đó, phần nhiều là do con người thường có những thói quen, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Vị trí răng sâu: Bệnh sâu răng thường xảy ra ở vị trí răng hàm do có nhiều rănh trên răng khiến các mảng thức ăn bám lại.
– Thức ăn và đồ uống hàng ngày: Những loại đồ ăn như kem, mật ong, nước có ga, đường, … thường có khả năng bám vào răng lâu hơn. Từ đó, tình trạng sâu răng sẽ dễ xảy đến hơn..
– Thói quen ăn vặt thường xuyên: Khi ăn nhẹ hoặc sử dụng các đồ uống chứa đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng tạo nên axiit. Axit sẽ tấn công, làm mòn răng.
– Không bổ sung đầy đủ fluor: Fluor là một loại khoáng chất tự nhiên hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng. Khi răng không được cung cấp đủ flour cũng giống như lớp bảo vệ răng trở nên yếu hơn.
– Trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng: Những tình trạng này có thể khiến cho axit trong dạ dày chảy vào miệng. Axit sẽ làm mòn men răng và gây ra những tổn thương đáng kể cho răng.
– Người đã từng thực hiện trám răng hoặc một số điều trị nha khoa khác.
– Không thực hiện đánh răng đều đặn, đầy đủ.
4. Các cách giúp phòng ngừa bệnh sâu răng
Những hậu quả mà sâu răng gây ra thường khiến chất lượng sống và sức khỏe người bệnh suy giảm đáng kể. Do đó, mọi người nên chủ động thực hiện những biện pháp giúp răng chắc khỏe hơn, đẩy lùi những nguy cơ sâu răng:
– Sử dụng kem đánh răng chứa fluor để thực hiện vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống. Đặc biệt, việc đánh răng cần được thực hiện đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày.
– Sử dụng chỉ nha khoa để việc làm sạch răng hiệu quả hơn.
– Sau những bữa ăn nhẹ, hãy súc miệng sạch để lấy đi những cặn thức ăn thừa.
– Hạn chế thói quen ăn vặt, đặc biệt là những món ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt, … Thói quen này sẽ khiến kích thích các vi khuẩn tấn công khoang miệng, phá hủy răng.
– Tăng cường sử dụng những món ăn tốt cho răng và hạn chế ăn những món quá dai, cứng hay dễ bám dính vào trong kẽ răng.
– Sử dụng kẹo sao su Xylitol kết hợp cùng fluor để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh sâu răng.
– Thực hiện khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng / lần. Điều này sẽ giúp tình trạng răng miệng dễ được kiểm soát, tránh mắc bệnh lý.
Câu trả lời vấn đề tại sao sâu răng và cách phòng tránh đã được đưa ra qua bài viết trên. Hy vọng qua đây, mỗi người có thể bảo vệ, kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe răng miệng.