Tắc tia sữa sau khi cai sữa phải làm sao? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tham vấn bác sĩ

Sau khi vừa cai sữa cho con, nhiều mẹ bỉm gặp phải tình trạng tắc tia sữa khiến bầu ngực căng tức, khó chịu, thậm chí là bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đầu vú bị viêm, áp xe vú do tắc tia sữa. Mẹ bị tắc tia sữa sau khi cai sữa phải làm sao để chữa khỏi, có cần đến gặp bác sĩ không?

Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ có câu trả lời. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa bị tắc, do đó sữa không thể chảy ra ngoài. Hiện tượng này thường xảy ra với mẹ đang trong những ngày đầu sau sinh, mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ hoặc mẹ sau khi mới cai sữa.

Tắc tia sữa là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa bị tắc, do đó sữa không thể chảy ra ngoài được

Tắc tia sữa là tình trạng hệ thống ống dẫn sữa bị tắc, do đó sữa không thể chảy ra ngoài được

Tắc tia sữa nếu không được xử lý sớm thì sữa bị tắc sẽ dần cô đặc lại thành cục sữa đông. Những cục sữa đông này làm chặn lại nhiều hơn những dòng sữa mới, đồng thời  phình ra chèn ép lên những ống dẫn sữa xung quanh làm cho tình trạng tắc càng trở nên trầm trọng.

Tắc tia sữa lâu có thể khiến mẹ gặp tình trạng viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.

2. Tại sao mẹ lại bị tắc tia sữa sau khi cai sữa?

Tắc tia sữa sau khi cho con cai sữa là vấn đề không ít mẹ gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do sau khi cai sữa, cơ thể mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa mà phải cần có một thời gian nhất định để làm quen với việc này và dừng tiết sữa hẳn. Việc sữa mới liên tục được tạo ra trong khi mẹ không cho bé bú sẽ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Tắc tia sữa sau khi cai sữa là tình trạng nhiều mẹ gặp phải

Tắc tia sữa sau khi cai sữa là tình trạng nhiều mẹ gặp phải

Bị tắc sữa sau khi cai sữa mẹ có thể gặp những triệu chứng như: bầu ngực căng tức, khó chịu, ngực bị ngứa và sưng do mô tuyến sữa phù nề, thậm chí một số mẹ còn bị sốt cao và cả mệt mỏi.

3. Tắc tia sữa sau khi cai sữa phải làm sao?

Cai sữa cho con là điều tất yếu mà bà mẹ nào cũng cần phải làm. Tuy nhiên sau khi cai sữa nhiều mẹ lại gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Để làm giảm các triệu chứng này mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa tắc tia sữa tại nhà như dưới đây.

3.1. Chữa tắc sữa bằng cách chườm nóng

Nhiệt độ từ việc chườm nóng sẽ giúp làm mềm bầu ngực, giảm tắc sữa cho mẹ. Mẹ có thể thực hiện chườm nóng bằng cách lấy khăn sạch ngâm với nước ấm rồi vắt khô và đặt lên bầu ngực.

3.2. Chữa tắc sữa bằng Massage

Việc thực hiện massage sẽ giúp mẹ làm tan sự tắc nghẽn. Mẹ nên massage tập trung vào vùng xuất hiện các cục cứng để làm tan những cục cứng này vì đó chính là những cục sữa đông gây nên tình trạng tắc sữa của mẹ.

3.3. Tắm nước ấm để chữa tắc sữa

Mẹ nên sử dụng vòi hoa sen để tắm, phun trực tiếp nước ấm lên bầu ngực, vừa tắm vừa thực hiện massage nhẹ nhàng, đồng thời bóp nhẹ đầu để giúp sữa thừa chảy ra ngoài, giảm tắc sữa và giảm căng tức ngực.

3.4. Hút sữa bằng máy hút sữa

Để làm giảm tình trạng tắc tia sữa mẹ cũng có thể dùng máy hút sữa để hút sữa dư thừa ra khỏi bầu ngực, từ đó giảm bớt tình trạng ứ đọng và giảm bớt tình trạng tắc tia sữa.

Sau cai sữa bị tắc tia sữa, mẹ hãy lấy máy hút sữa để hút bớt sữa đọng ra

Sau cai sữa bị tắc tia sữa, mẹ hãy lấy máy hút sữa để hút bớt sữa đọng ra

Một lưu ý khi điều trị tắc tia sau cai sữa bằng phương pháp này là mẹ chỉ nên hút đến khi hết căng cứng rồi dừng, không nên hút cạn sữa vì càng hút cạn cơ thể sẽ càng tạo ra nhiều sữa. Mỗi ngày mẹ giảm thời gian hút sữa xuống một chút cho đến khi cơ thể không còn sản xuất ra sữa nữa và tình trạng tắc tia sữa hoàn toàn biến mất.

3.5. Đắp lá bắp cải lên ngực

Đắp lá bắp cải lên bầu ngực để chữa tắc tia sữa là một mẹo dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau. Mẹ có thể thực hiện đắp vào buổi tối, hoặc đắp vào ban ngày sau đó mặc áo ngực như bình thường mà không cần dùng tay để giữ lá.

Trong lá bắp cải chứa phytoestrogen, chất này có tác dụng giảm sưng các mô, giảm lưu lượng máu đến bầu ngực từ đó giúp giảm căng tức sữa ở bầu ngực cho mẹ.

3.6. Ăn thực phẩm tiêu sữa hỗ trợ chữa tắc tia sữa

Bên cạnh các tác động bên ngoài như massage, chườm ấm, đắp lá bắp cải, hút sữa… mẹ cũng có thể ăn những loại thực phẩm hỗ trợ tiêu sữa để giúp giảm tắc sữa từ bên trong.

Những thực phẩm để mẹ tham khảo là: măng tươi, lá lốt, lá dâu,… Những thực phẩm này có khả năng tiêu sữa, làm mất sữa, nên mẹ chỉ nên dùng khi bị tắc sữa sau cai sữa, nếu mẹ đang cho con bú thì không nên sử dụng để tránh mất sữa.

3.7.Thay đổi thói quen giúp chữa tắc tia sữa sau sinh

Thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố khiến mẹ bị tắc tia sữa. Việc thay đổi một số thói quen có thể sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Mẹ nên mặc đồ thoải mái rộng rãi, không nên mặc áo mặc áo ngực bó quá sát, nên ăn các món ăn thanh mát, uống nhiều nước, tắm bằng nước ấm để giảm tắc sữa.

Khi điều trị tắc tia sữa tại nhà, chị em cần lưu ý rằng các phương pháp có thể có hiệu quả với một số người, trong khi không có hiệu quả với một số người khác. Tốt nhất là nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ một bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để chẩn đoán và điều trị tắc tia sữa một cách an toàn và hiệu quả.

4. Tắc tia sữa khi nào cần gặp bác sĩ?

Tắc tia sữa sau sinh nếu không được đều trị kịp thời hoặc điều trị đúng cách thì tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nặng như áp xe ngực, viêm tuyến vú rất nguy hiểm.

Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng :

– Bị sốt cao
– Quanh bầu ngực mẹ xuất hiện nhiều u đỏ, kích thước khối u ngày càng to.
– Cơ thể mẹ luôn cảm thấy nóng bức, khó chịu.
– Cảm giác căng cứng, đau nhức ở ngực ngày càng tăng.

Mẹ hãy đi khám ngay nếu có những triệu chứng nặng

Mẹ hãy đi khám ngay nếu có những triệu chứng nặng

Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc tia sữa của mẹ đang trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm bất cười lúc nào nếu không được điều trị sớm. Mẹ nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp giúp thuyên giảm tình trạng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tắc tia sữa sau sinh, phương pháp điều trị và những lưu ý cần thiết. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề tắc tia sữa sau cai sữa này. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau cai sữa có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital