Viêm gan A là bệnh lý do virus viêm gan A gây ra và dễ lây truyền qua đường tiêu hóa. Dù không gây nhiều nguy hiểm như viêm gan B nhưng triệu chứng của viêm gan A khiến người mắc bệnh mệt mỏi dẫn tới ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Hiện nay, phòng ngừa bệnh này hiệu quả đó chính là tiêm ngừa viêm gan A. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về việc tiêm loại vắc xin này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Lý do nên tiêm ngừa viêm gan A
Viêm gan A là bệnh lý được gây ra bởi virus HAV, thường lây truyền qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị lây nhiễm.
– Vàng da, vàng mắt, ngứa da.
– Đau khớp.
– Chán ăn, dễ buồn nôn.
– Mệt mỏi, sốt nhẹ.
– Tiêu chảy, nước tiểu có màu vàng sẫm, phân có màu đất sét.
Thông thường những triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần sau khi bị lây nhiễm và kéo dài khoảng dưới 2 tháng, một số trường hợp đặc biệt kéo dài tới khoảng 6 tháng
Hầu hết những người mắc bệnh đều có thể tự phục hồi và có khả năng miễn dịch cao. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm viêm gan A có thể dẫn tới tử vong do viêm gan cấp tính ở những người ở độ tuổi 50 trở lên. Nguyên nhân là do viêm gan A làm tổn thương các tế bào biểu mô và suy giảm chức năng gan.
Do đó, việc tiêm phòng viêm gan A có vai trò quan trọng để tránh những rủi ro của viêm gan A và tránh bệnh không nặng hơn nếu bị lây nhiễm các loại viêm gan khác.
Khi tiêm ngừa viêm gan A thì loại vacxin này có chứa virus viêm gan A đã được làm yếu đi và ngừng hoạt động. Khi tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận biết và đưa ra các kháng thể để chống lại loại virus này. Vì vậy, khi virus viêm gan A xâm nhập các tế bào ở cơ thể sẽ nhận biết và sản sinh ra các kháng thể chống lại virus để chúng không thể nhân lên và gây bệnh.
2. Lịch tiêm ngừa dành cho trẻ nhỏ – người lớn
2.1. Lịch tiêm ngừa viêm gan A cho trẻ nhỏ
Để có hiệu quả tốt nhất trẻ nhỏ nên thực hiện tiêm vacxin viêm gan A như sau:
– Lần đầu tiên khi trẻ đủ 12 tháng tuổi tới trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi.
– Mũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 2) sau mũi đầu tiên 6 – 12 tháng.
2.2. Lịch tiêm ngừa viêm gan A cho người lớn
Đối với người lớn và trẻ em trên 15 tuổi, tiêm phòng viêm gan A được chỉ định như sau:
– Mũi đầu tiên được tiêm cho người từ đủ 15 tuổi trở lên.
– Mũi tiêm nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu từ 6 đến 12 tháng.
3. Những thắc mắc khác có thể gặp khi tiêm vacxin viêm gan A
3.1. Nên tiêm phòng viêm gan A khi nào?
Vacxin viêm gan A được khuyến cáo nên tiêm cho những đối tượng sau:
– Trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
– Những người chuẩn bị đi tới vùng có dịch tễ viêm gan A.
– Quan hệ tình dục (đồng giới/khác giới) với nhiều hơn 1 bạn tình hoặc không rõ tình trạng có mắc viêm gan A hay không.
– Người làm trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với kim tiêm, máu.
– Người mắc bệnh gan mạn tính hoặc lâu dài (gồm viêm gan B, C).
– Người mắc rối loạn đông máu.
– Sử dụng chất kích thích.
– Người có sự tiếp xúc trực tiếp với virus viêm gan A.
– Mọi đối tượng có nhu cầu cần được miễn dịch với chủng virus này.
3.2. Các trường hợp không nên tiêm viêm gan A
Tuy nhiên, có một vài đối tượng không được chỉ định tiêm phòng viêm gan A như:
– Người có dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ một thành phần nào của viêm gan A hoặc đã từng dị ứng ở lần tiêm vacxin trước đó.
– Người đang ốm/sốt cao hoặc mới khỏi ốm.
– Cơ thể có những triệu chứng như: Tiêu chảy hay mắc các bệnh về tim, đái tháo đường, suy dinh dưỡng…
3.3. Cách chăm sóc sức khỏe sau tiêm viêm gan A
Sau khi tiêm, nên ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi.
Trong 24 – 48 giờ sau tiêm, bạn nên lưu ý:
– Mặc quần áo với chất liệu cotton, rộng rãi, thoáng mát.
– Nếu vết tiêm sưng, đỏ có thể chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Tuyệt đối không chườm nóng, chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, nước chanh, khoai tây hay bôi đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm bởi có thể gây nhiễm trùng vết thương.
– Duy trì chế độ ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
– Đối với trẻ nhỏ khi sốt cao hơn 38.5 độ C, quấy khóc, khó chịu phụ huynh có thể cho trẻ uống hạ sốt với liều phù hợp thể trạng của trẻ.
– Không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
3.4. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vacxin viêm gan A, cả trẻ nhỏ/người lớn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
– Sưng đỏ tại chỗ tiêm.
– Sốt.
– Đau đầu, chóng mặt.
– Buồn nôn, nôn.
– Mệt mỏi.
Những triệu chứng này thường diễn ra ngay sau khi tiêm và kéo dài 1 – 2 ngày.
Cha mẹ nên lưu ý tới trẻ nhỏ nếu có những phản ứng bất thường sau tiêm như: Phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh nên cho trẻ ở cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Tuy có một số trường hợp sau khi tiêm viêm gan A sẽ gặp những phản ứng nghiêm trọng nhưng tỷ lệ này khá ít. So với rủi ro của vắc xin thì rủi ro những nguy hiểm tiềm ẩn của viêm gan A đối với sức khỏe nguy hiểm hơn rất nhiều. Bệnh lý do viêm gan A có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Với hiệu quả và độ an toàn của vắc xin, bạn nên cân nhắc việc tiêm chủng ngừa viêm gan A sớm và kịp thời để có hiệu quả bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về hoạt động tiêm ngừa viêm gan A, hy vọng có thể giải đáp phần nào băn khoăn của bạn. Nếu có nhu cầu muốn tìm hiểu hay cần tư vấn cụ thể và chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất nhé!