Sâu răng di truyền hay không là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh sâu răng có thể lây lan sang người khác. Có nhiều con đường khiến bệnh sâu răng lây lan. Liệu trong số đó có yếu tố di truyền không? Những thông tin sau đây sẽ giúp ta giải đáp thắc mắc.
Menu xem nhanh:
1. Sâu răng di truyền có thật không?
Theo nhiều nghiên cứu ở động vật cho thấy sâu răng di truyền là không có khả năng. Tuy nhiên, những yếu tố khác của khoang miệng có tính di truyền có liên quan tới gây nên căn bệnh này. Cụ thể:
– Men răng vôi hóa tốt giúp khả năng chống sâu răng cao. Ngược lại thì khả năng chống bệnh sâu răng sẽ thấp.
– Trường hợp hình thái răng không tốt, độ lùi phần mũ răng không tốt, tác dụng làm sạch răng sẽ kém đi. Khi đó, thức ăn thừa cùng vi khuẩn sẽ dễ dàng khiến răng bị hư hại.
– Độ nông hay sâu của những rãnh răng trên bề mặt răng có yếu tố di truyền. Nếu như những khe rãnh nông, thức ăn sẽ không dễ bị đọng lại và dễ làm sạch hơn. Khi vi khuẩn không dễ bị động lại thì nguy cơ sâu răng sẽ hạn chế hơn. Ngược lại, nếu thức ăn dễ đọng lại, vi khuẩn sẽ tích tụ, khó làm sạch. Dần dần,, điều này sẽ gây ra sâu răng.
– Lượng nước bọt cùng độ dính của nước bọt có sự liên quan tới sự phát sinh nên bệnh sâu răng. Ví dụ như tình trạng tuyến nước bọt sau khi thực hiện trị liệu phóng xạ, lượng nước bọt sẽ giảm, độ dính của răng sẽ tăng khiến răng nhanh chóng mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh sâu răng còn xuất hiện do chịu nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Từ đó có thể thấy sâu răng di truyền không phải yếu tố trực tiếp nhưng những đặc điểm di truyền có thể gây hệ quả sâu răng.
2. Bệnh sâu răng có thể lây cho người khác không?
Thực chất, sâu răng là một dạng răng miệng bị nhiễm khuẩn. Bệnh này thường gây ra bởi những vi khuẩn thường trú ở trong miệng. Trong đó, Sreptococcu mutans chính là tác nhân chủ yếu. Cũng giống nhiều loại vi khuẩn khác, Streptococcus mutans có thể gây lây lan sang người khác. Con đường lây lan sẽ chủ yếu qua những hoạt động như hôn môi, ăn uống chung với nhau, giao tiếp hay có hành động thân mật.
Thế nhưng thực tế cho thấy, việc bị lây vi khuẩn Streptococcus mutans qua đường ăn uống hay hôn môi không nằm trong số nguyên nhân trực tiếp. Điều này là bởi vi khuẩn sẽ thường trú ngụ trong khoang miệng. Đồng thời, chúng chỉ phát triển khi cố những yếu tố thuận lợi. Nghĩa là nếu ta có một chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, ăn uống đảm bảo khoa học thì vi khuẩn không thể gây tổn thương tới men răng.
Tuy không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng các hoạt động như ăn uống chung, hôn môi, … vẫn có nguy cơ gây lây nhiễm sâu răng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ mắc sâu răng ở trẻ nhỏ tăng đáng kể nếu người lớn hay hôn môi, mớm thức ăn, …
3. Bệnh sâu răng có lây sang các răng khác không?
Việc sâu răng có lây sang những răng khác không cũng khiến nhiều người bận tâm. Câu trả lời là sâu răng có thể gây tăng nguy cơ bị mắc sâu răng ở những vị trí răng lân cận. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với những trường hợp ổ sâu ở phần kẽ răng. Điều này là do vi khuẩn ở bên trong lỗ sâu có khả năng tiết nhiều axit gây giảm độ pH trong nước bọt.. Từ đó, các mô cứng ở răng hòa tan, gây tổn thương và phá hủy cả những răng ở lân cận.
Vì vậy, để có thể tránh trường hợp sâu răng bị lây lan sang những răng lân cận, người bệnh nên thực hiện thăm khám và chữa trị sớm. Nếu bệnh không được xử lý kịp thời có thể khiến các răng khỏe mạnh cũng nhiễm bệnh. Khi đó, chức năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ của răng sẽ ảnh hưởng nhiều.
4.Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh sâu răng
4.1 Thực hiện vệ sinh khoang miệng đúng cách
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, phá hủy khoang miệng. Cụ thể, người bệnh cần chải răng khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần chải răng cần thao tác nhẹ nhàng, chải kĩ cả mặt răng trong, ngoài và kẽ răng. Lưu ý, ta nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm, không quá to. Bên cạnh đó, ta nên kết hợp với súc miệng nước muối, dùng chỉ nha khoa để tối ưu việc làm sạch.
Ngoài ra, một số biện pháp dự phòng sâu răng lây lan cũng có thể được áp dụng. Phổ biến là sử dụng dung dịch sát khuẩn có thành phần Chlorhexidin. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể gây đổi màu nên chỉ được khuyên dùng trong một thời gian ngắn.
4.2 Hạn chế sử dụng đường
Đường chính là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đây chính là thức ăn chính của các vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ đường cũng như các loại đồ ngọt sẽ giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh sâu răng.
4.3 Thăm khám, điều trị ngay khi có các dấu hiệu sâu răng
Nếu phát hiện bất kì dấu hiệu nào như bề mặt của men răng bị đổi màu, có những lỗ sâu xuất hiện, lỗ sâu màu nâu đen, bờ lởm chởm, răng bị ê buốt, đau thì người bệnh nên lập tức tới nha khoa kiểm tra.. Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định tình trạng và kịp thời điều trị triệt để. Điều trị sâu răng triệt để sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh sang những răng khỏe mạnh. Tùy thuộc vào mức độ sâu răng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
4.4 Hạn chế việc ăn, uống chung
Thói quen ăn, uống chung cùng người khác rất dễ lây nhiễm vi khuẩn Streptococcus mutans và nhiều loại vi khuẩn khác. Do đó với các bậc phụ huynh, ta cũng tránh việc mớm thức ăn hay hôn trực tiếp lên môi trẻ.
4.5 Thăm khám định kỳ sức khỏe răng miệng
Thăm khám định kỳ sức khỏe nói chung là thói quen rất cần thiết. Và đối với sức khỏe răng miệng cũng giống như vậy. Khám định kỳ giúp tình trạng khoang miệng luôn được kiểm soát.. Nếu có bất kỳ vấn đề gì đều sẽ được xử lý kịp thời.
Bài viết trên đã đưa ra những thông tin giải đáp về sâu răng di truyền. Có thể thấy sâu răng di truyền không xảy ra trực tiếp nhưng những yếu tố di truyền có thể là tác nhân gây sâu răng. Để tránh trường hợp này xảy ra, ta nên lưu ý thực hiện những phòng tránh từ sớm.