Việc tiêm phòng vắc xin đã có những ảnh hưởng tích cực trong việc ngăn chặn sự lây lan của một số bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề quan trọng về những tác dụng phụ mà các chế phẩm sinh học có thể gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy, chúng ta cần trang bị kiến thức đúng đắn về hiện tượng sốc vacxin.
Menu xem nhanh:
1. Các phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vacxin
Đầu tiên, chúng ta cần nhấn mạnh rằng vacxin hầu như rất an toàn, đã được kiểm chứng lâm sàng trên cơ thể người và nhiều tiêu chuẩn khắt khe của Tổ chức Y tế Thế giới trước khi được lưu hành rộng rãi. Những phản ứng sau tiêm chủng thường nhẹ và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng bao gồm:
– Phản ứng tại điểm tiêm: đau, ngứa, sưng.
– Phản ứng toàn thân: như sốt dưới 39 độ C và các triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, mất khẩu vị.
Khi gặp những triệu chứng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như chườm lạnh vào chỗ tiêm và uống thuốc hạ sốt (nếu sốt nhẹ). Phản ứng tại chỗ bao gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng thường tự giảm sau vài ngày đến một tuần, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn để giảm triệu chứng.
Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, có một xác suất rất nhỏ xảy ra như sốt cao, co giật hoặc áp xe, bạn cần ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp, để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị tại cơ sở y tế.
Lưu ý đây không phải là phản ứng sốc vacxin mà chỉ là những kích ứng thông thường khi cơ thể tiếp nhận thuốc. Nếu sau tiêm bạn hoặc người thân có gặp tình trạng trên cũng không cần quá lo lắng.
Vậy sốc vacxin là như thế nào? Cách xử lý sốc vacxin khẩn cấp ra sao? Hãy đọc tiếp trong phần tiếp theo của bài viết.
2. Sốc vacxin và cách xử lý
Sau khi tiêm vacxin, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng người được tiêm vẫn khỏe mạnh và không gặp phản ứng. Thông thường, chúng ta phải theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm vì hầu hết các tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng xảy ra trong vòng 10 phút sau tiêm.
Đối với trẻ em, phản ứng nguy hiểm nhất là sốc vacxin hay còn gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Các dấu hiệu của sốc vacxin bao gồm:
– Cơn suy tuần hoàn cấp với các triệu chứng như chân tay lạnh, nhịp tim tăng.
– Huyết áp giảm hoặc không ổn định.
– Khó thở, co thắt thanh quản, co bụng.
– Tiêu chảy, da xanh.
Khi phát hiện sốc phản vệ, chúng ta cần đặt trẻ đã tiêm vắc xin nằm nghiêng về phía trái và tiêm ngay một liều thuốc adrenaline với liều 0,01mg/kg trọng lượng vào cơ bắp.
Với người lớn sốc vacxin có thể tiêm thuốc adrenaline với liều lượng 0,5 – 1ml. Nếu tình trạng sốc vacxin không cải thiện, có thể tiêm lại sau 10 phút, cung cấp oxy và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để tiến hành cấp cứu và tiếp tục theo dõi và điều trị.
Ở người lớn, phản ứng thường gặp sau tiêm vacxin là mệt mỏi. Các trường hợp co cơ sau tiêm vắc-xin hiếm khi xảy ra và nếu có, thường xảy ra sau 2-4 giờ. Đối với những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin, cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, không nên tự ý theo dõi tại nhà.
Ngoài các phản ứng tức thì, cần thu thập và ghi nhận các phản ứng phụ của vacxin để báo cáo cho cơ quan có trách nhiệm. Mặc dù các vắc xin thường được thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả trước khi sử dụng rộng rãi và đã được đánh giá trên thực tế, việc giám sát và báo cáo các phản ứng phụ vẫn rất quan trọng.
Mọi phản ứng phụ của vắc xin đều cần được ghi nhận và báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để báo cáo cho các cơ quan có liên quan.
Sốc vacxin là trường hợp không mong muốn, xảy ra với tỷ lệ rất thấp nên bạn không nên quá lo lắng. Điều quan trọng để an toàn khi tiêm vacxin là hiểu rõ cơ thể của chính mình. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng cho những đối tượng dễ bị sốc vacxin.
3. Lưu ý khi tiêm phòng cho nhóm đối tượng dễ bị phản ứng mạnh
Để tránh sốc vacxin ở trẻ em đã có phản ứng trước đó, bố mẹ cần đưa con đi tiêm phòng trong bệnh viện để có sự theo dõi tốt hơn và xử lý kịp thời nếu có phản ứng nặng.
Đối với những đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt như: hen phế quản, cắt lách, hội chứng Down, nhiễm HIV, bệnh tim hoặc phổi mãn tính, trẻ con sinh thiếu tháng, cần đặc biệt chú ý và tiêm vắc xin một cách thận trọng. Bạn cần báo trước cho bác sĩ để nhận tư vấn
WHO khuyến nghị không sử dụng các loại vắc xin sống cho trẻ em bị nhiễm HIV và trẻ sinh non thiếu tháng. Những trẻ này nên được tiêm chủng vào tháng thứ hai sau khi sinh.
Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin sống vì có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp có nguy cơ nhiễm sởi hoặc sốt vàng nghiêm trọng, tiêm vắc xin sống vẫn được xem xét dưới sự chỉ định của bác sĩ. Chưa có bằng chứng nào về vắc xin chống bệnh rubella gây quái thai, nhưng phụ nữ nên trì hoãn việc có thai ít nhất 2 tháng sau khi tiêm vacxin này.
Việc tiêm vắc xin cho trẻ con sinh thiếu tháng thực hiện tương tự như trẻ con sinh đủ tháng để đảm bảo đáp ứng miễn dịch.
Lưu ý rằng các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Sốc vacxin và những phác đồ tiêm phù hợp với từng đối tượng đều cần sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn chi tiết, kĩ lương trong từng trường hợp.
Thu Cúc TCI là Phòng tiêm chủng uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bác sĩ xử lý kịp thời mọi tình huống tiêm chủng.
Để được tư vấn gói tiêm chủng phù hợp với bản thân và gia đình, hãy để lại thông tin của bạn, Thu Cúc TCI sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.