Vấn đề chăm sóc cơ thể và sức khỏe sau sinh luôn là vấn đề được các mẹ bầu quan tâm. Đặc biệt, sau đẻ mổ, chị em cần phải chú ý nhiều hơn trong việc thực hiện các phương pháp chăm sóc bản thân tại nhà. Việc chườm nóng thư giãn là một trong những việc các mẹ rất muốn làm sau đẻ mổ, với mong muốn cơ thể được thư giãn và lấy lại vóc dáng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề mà chị em nên chú ý: “Đẻ mổ có được chườm nóng không?”
Menu xem nhanh:
1. Việc chườm nóng bụng mang lại hiệu quả như thế nào?
Chườm nóng bụng là một cách thư giãn cơ thể rất đơn giản. Để thực hiện, chúng ta chỉ cần chuẩn bị một túi chườm có chứa nước nóng hoặc một vật được làm nóng, sau đó đặt lên vùng bụng.
Tác dụng của việc chườm nóng vùng bụng là giúp làm giãn các mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông, tuần hoàn máu, từ đó tăng khả năng hình thành các cơ. Đồng thời, tác động từ nhiệt cũng giúp giảm co cứng hệ cơ từ các mô liên kết, tăng tính đàn hồi, cải thiện cơn đau ở các mô mềm.
Bên cạnh đó, việc chườm nóng cũng giúp ích khi kích thích được hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của dạ dày, ruột non, cải thiện tốc độ và quá trình xử lý thức ăn trong đường ruột, khắc phục chứng đầy hơi, khó tiêu.
Đối với phần bụng dưới, chườm nóng có lợi cho những người đang bị tiêu chảy, táo bón hay trường hợp hệ tiết niệu đang rối loạn.
Đây đều là những vấn đề mà các mẹ sau đẻ mổ thường gặp phải. Bởi vậy, họ thường quan tâm tới việc có thể áp dụng được phương pháp chườm nóng sau sinh hay không.
2. Sau đẻ mổ, sản phụ có được chườm nóng không? Khi nào nên thực hiện?
Việc chườm nóng sau sinh nghe có vẻ mang tới nhiều lợi ích. Tuy nhiên, thực hư ra sao? Liệu rằng việc chườm nóng có nên hay không?
2.1. Sản phụ đẻ mổ có được chườm nóng không?
Sau quá trình sinh, tử cung của sản phụ bắt đầu co lại từ từ và phục hồi về kích thước ban đầu. Kích thước tử cung thu nhỏ từ ngang rốn về khoảng 1cm. Sau 2 tuần kể từ khi sinh, tử cung sẽ co nhỏ về kích thước ban đầu, dưới xương vệ.
Sau 6 tuần, các cơ quan sinh dục trở về trạng thái bình thường. Do vậy, việc chườm nóng, sử dụng thảo dược có tính nóng để chườm có thể ảnh hưởng tới quá trình co hồi của tử cung. Tử cung không co lại sẽ dẫn đến một số vấn đề hậu sản, điển hình là băng huyết, nguy cơ phải cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn cho tính mạng của sản phụ.
Đối với các mẹ sinh mổ, thời gian để tử cung co hồi, phục hồi sẽ dài hơn. Đẻ mổ, tử cung bị tổn thương do quá trình rạch, mở lấy thai. Quá trình tử cung lành lại có thể mất khoảng 3 tháng.
Để tử cung phục hồi, quá trình tuần hoàn của mạch máu cần được duy trì. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên tác động nhiệt lên vết mổ, tránh ảnh hưởng đến kết cấu mô, biểu bì. Lúc này, lớp da của các mẹ cũng rất nhạy cảm và cần được chăm sóc kỹ lưỡng, hạn chế mọi tác động. Bởi vậy, việc chườm nóng sau đẻ mổ là không nên.
2.2. Đẻ mổ có được chườm nóng? Khi nào nên thực hiện?
Như đã chia sẻ, 6 tuần sau sinh là khoảng thời gian cơ thể của các mẹ đang phục hồi. Từ sau 3 tháng, sản phụ sinh mổ mới có thể yên tâm về độ ổn định của tử cung. Lúc này, sự co hồi của tử cung đã không còn đáng ngại và sản phụ có thể tiến hành chườm nóng vùng bụng, giúp cơ thể được thư giãn hơn.
Các mẹ cũng cần lưu ý, việc chườm nóng sau đẻ mổ không có tác dụng tức thì mà cần thực hiện kiên trì, đều đặn. Bởi vậy, chị em không nên nóng vội, chườm với nhiệt độ quá nóng hay chườm quá lâu bởi như vậy sẽ chỉ làm cho vết mổ dễ bị tổn thương, không đem lại lợi ích nào tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc lấy lại vóc dáng cũng không phụ thuộc vào vấn đề chị em có chườm nóng hay không. Cân nặng, chỉ số cơ thể phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, cơ địa, tốc độ phục hồi và chế độ tập luyện. Vì vậy, không nên hấp tấp trong việc chườm nóng sau đẻ mổ để tránh gây ra những hệ lụy nguy hiểm.
2.3. Sản phụ đẻ mổ có thể thực hiện chườm nóng tại những vị trí nào?
Sau đẻ mổ, do cơ thể còn yếu kèm theo cơn đau tại tử cung, vết mổ, những cơn đau lưng, đau cơ,… khiến sản phụ mệt mỏi. Vì vậy, các mẹ chỉ có thể vận động nhẹ nhàng, dần dần. Điều này khiến cho máu huyết khó lưu thông, cơ thể lâu phục hồi hơn.
Vì vậy, chườm nóng vẫn có thể được áp dụng nhằm giải tỏa sự mệt mỏi, khó chịu cho sản phụ sau đẻ mổ. Các mẹ có thể sử dụng túi chườm nóng tại các vị trí như cổ, vai gáy, lưng, thắt lưng, cánh tay, chân,… để máu huyết được lưu thông, tuần hoàn, từ đó giúp cơ thể được thư giãn hơn.
Việc chườm nóng kết hợp vận động nhẹ cũng giúp cho sản phụ hạn chế được tình trạng mệt mỏi, uể oải. Đặc biệt, với những mẹ sinh con vào mùa lạnh, chườm nóng một số vị trí có thể sẽ khiến sức khỏe của sản phụ được đảm bảo hơn.
3. Sản phụ cần lưu ý điều gì khi thực hiện chườm nóng bụng sau sinh?
Chườm nóng bụng sau sinh có thể giúp cơ thể được thư giãn, kích thích tiêu hóa và hạn chế các chứng đầy bụng, khó tiêu ở sản phụ. Ngoài ra, với những trường hợp bị thống kinh, đau bụng kinh khi có kinh nguyệt trở lại sau sinh, việc chườm nóng cũng giúp cải thiện cơn đau khá hiệu quả:
– Sản phụ thường chườm nóng bụng với muối đã được làm nóng để tăng hiệu quả cải thiện các cơn đau hay sự khó chịu ở vùng bụng. Tuy nhiên, nên chú ý sử dụng muối sạch, khăn sạch để chườm.
– Không nên chườm nóng bụng khi các vết thương hở chưa lành vì có thể gây nhiễm trùng vết thương, đồng thời làm cho tình trạng vết thương thêm nghiêm trọng. Vì vậy, các mẹ nên tới bác sĩ để được thăm khám và nhận chỉ định rõ ràng về tình trạng vết mổ, vết thương xem những tổn thương đó đã phục hồi chưa, đã có thể chườm nóng chưa.
– Chú ý nhiệt độ khi chườm, tránh để nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng tới vùng da mỏng và nhạy cảm ở bụng.
– Không nên chườm nóng trực tiếp mà nên chườm qua một lớp khăn dày, sạch, tránh làm ảnh hưởng tới da.
Đẻ mổ tại Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ được khâu thẩm mỹ vết mổ và được chăm sóc chu đáo sau quá trình sinh nở. Thêm vào đó, dịch vụ chiếu Plasma vết mổ sau sinh sẽ giúp cho thể trạng của sản phụ phục hồi tốt hơn, tránh tình trạng nhiễm trùng, tổn thương lâu lành. Ngoài ra, sau sinh khoảng 3 tuần, chị em có thể đến Thu Cúc TCI để được khám, kiểm tra toàn diện vết mổ cũng như tình trạng sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề đẻ mổ có được chườm nóng không. Đối với những chị em đẻ mổ, việc chăm sóc sau sinh là vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Bởi vậy, để đảm bảo được tư vấn kỹ lưỡng và cẩn thận nhất, chị em vẫn nên chú ý thăm khám sau sinh tại cơ sở đã thực hiện đẻ mổ và nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.