Sâu chân răng là bệnh lý về răng rất dễ bắt gặp ở bất kỳ ai. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Vậy chân răng bị sâu thì điều trị như thế nào? Cùng tham khảo ngay thông tin qua bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!
Menu xem nhanh:
1. Sâu chân răng là gì?
Sâu chân răng là tình trạng lớp men trên bề mặt chân răng bị tổn thương và hỏng. Điều này khiến chân răng trở nên mềm, mỏng hơn một cách đáng kể. Lâu dần có thể làm tăng nguy cơ mất răng nếu không điều trị đúng cách.
Thông thường, chân răng chỉ có thể bị sâu nếu lộ ra ngoài do bệnh nha chu hoặc tụt nướu. Tuy nhiên, chân răng khi bị sâu thậm chí lây lan nhanh hơn nhiều lần so với vị trí khác. Nguyên nhân là do lớp men quanh chân răng thường mềm và mỏng hơn.
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến sâu chân răng. Ví dụ:
– Người bị bệnh nha chu ở mức độ nghiêm trọng
– Lắp răng giả không phù hợp
– Tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc gây ra
– Có tiền sử mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường, viêm khớp, Parkinson,…)
– Có tiền sử sâu chân răng
– …..
Bất cứ ai cũng có thể bị sâu chân răng, nhưng người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Lý do là bởi sự lão hóa khi ở tuổi ngoài 70 làm suy thoái các mô nâng đỡ răng. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nha chu.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó để phát hiện các triệu chứng. Phần lớn tình trạng sâu phát triển ở bên dưới nướu hoặc tại viền nướu. Lâu dần, tùy vào mức độ tổn thương sẽ có các biểu hiện như:
– Răng nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm nóng/lạnh
– Đau răng
– Xuất hiện đốm trắng nhỏ trên bề mặt của chân răng
– Hơi thở có mùi
– Thức ăn kẹt ở kẽ răng
– Nhai, cắn thức ăn khó khăn
– …..
Nếu không được xử lý sớm và đúng cách, sâu răng có thể dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh. VD: Áp xe răng, chảy mủ và sưng tấy quanh chân răng, răng lung lay, nứt/gãy răng, mất răng,… Vì vậy, người bị sâu răng nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Các cách điều trị sâu chân răng
Sâu ở chân răng thường sẽ khó điều trị hơn tình trạng sâu ở các vị trí khác. Lý do là bởi sâu thường ảnh hưởng đến khu vực phía bên dưới đường viền nướu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị theo các phương pháp khác nhau.
2.1 Điều trị phục hồi giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn khi chân răng chưa sâu nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng đến lớp ngà răng. Bác sĩ thường sẽ đề nghị điều trị phục hồi với Florua.
Florua có thể giúp tăng cường men răng và ngăn ngừa sâu hiệu quả. Bên cạnh đó, khoáng chất này cũng có tác dụng khuyến khích quá trình tái khoáng. Đồng thời bảo vệ răng khỏi các tổn thương có thể xuất hiện trong tương lai.
Điều trị bằng Florua có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. VD: Sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng, gel, dầu bóng, bọt,…
2.2 Trám răng
Trám răng (hàn răng) là thủ thuật thường được dùng để điều trị các trường hợp sâu răng. Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, sau đó lấp đầy lại bằng các vật liệu trám.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ xung quanh phần răng cần thực hiện trám. Tiếp đến, sử dụng máy khoan (hoặc tia laser/dụng cụ mài mòn) để loại bỏ phần răng tổn thương. Sau đó làm sạch các vết sâu răng bằng dụng cụ chuyên dụng rồi tiến hành trám.
Các vật liệu trám thường được sử dụng có thể kể đến như: Vàng, sứ, hỗn hợp bạc,… Ngoài ra, một số loại vật liệu trám còn có thể chứa các hạt thủy tinh hoặc nhựa.
2.3 Bọc mão răng
Nếu răng bị sâu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bọc mão thay vì trám răng. Để đặt mão răng, bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần bên ngoài của răng. Sau đó lắp mão răng tạm thời trước. Sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ tiến hành lắp mão vĩnh viễn.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể sẽ phải làm cầu răng hoặc cấy ghép răng.
2.4 Lấy tủy răng
Chân răng nếu sâu ở gần tủy sẽ rất dễ làm lây lan vi khuẩn đến tủy răng. Lâu dần dẫn đến nhiễm trùng và gây ra đau nhức. Thậm chí có nguy cơ mất răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn lấy tủy để ngăn ngừa sâu răng lan rộng.
Để lấy tủy răng, bác sĩ tiến hành gây tê trước. Sau đó làm sạch vi khuẩn và tạo hình ống tủy bên trong răng. Đồng thời bôi thuốc vào chân răng để làm sạch vi khuẩn. Cuối cùng trám bít ống tủy bằng chất giống như cao su và đặt mão (hoặc miếng trám) để phục hồi răng.
2.5 Nhổ răng
Trong trường hợp chân răng đã sâu quá nghiêm trọng và không thể phục hồi thì nên nhổ. Việc nhổ răng bị sâu chân sẽ giúp tránh được các tổn thương không mong muốn.
Bác sĩ sẽ gây tê răng bị tổn thương và sau đó nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng sâu, người bệnh có thể sẽ bị sưng hoặc đau đớn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn nhổ ở những cơ sở uy tín để tránh xảy ra biến chứng.
3. Phòng ngừa sâu răng
Cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng là luôn vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng có chứa Florua cũng giúp phục hồi các tổn thương. Đồng thời làm giảm các triệu chứng sâu răng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp ngừa sâu răng khác như:
– Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để vệ sinh răng
– Sử dụng nước có chứa khoáng chất fluoride
– Nhai kẹo cao su không đường
– Đi khám răng định kỳ
Việc đi khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ nha khoa nắm được tình hình răng miệng. Phát hiện sớm nếu răng có dấu hiệu bất thường và đưa ra phương án xử lý kịp thời. Nhờ đó tránh được những biến chứng không mong muốn do răng sâu gây ra.
Được biết đến với dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên nghiệp và chất lượng cao, Nha khoa – Thu Cúc TCI là sự lựa chọn tuyệt vời cho hàm răng của bạn. Tại đây, chúng tôi hội tụ đội ngũ bác sĩ Nha khoa hàng đầu giàu kinh nghiệm. Máy móc, thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu 100% giúp quá trình khám, chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Quy trình thăm khám nhanh gọn, nhân viên và đội ngũ điều dưỡng viên hỗ trợ tận tình mọi lúc. Tất cả hứa hẹn mang đến cho mỗi quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời cùng hàm răng đẹp, khỏe mạnh.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về các cách điều trị sâu chân răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân. Nếu có câu hỏi nào khác liên quan đến sâu răng nói riêng và vấn đề răng miệng nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được giải đáp nhé!