Trồng răng Implant là giải pháp giúp bạn phục hình răng đã gãy rụng một cách nhanh chóng và bền đẹp. Vậy quy trình trồng răng Inplant này dành cho ai, có đau không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về quy trình trồng răng Implant từ A đến Z qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm chung về trồng răng Implant
Trồng răng Implant là một phương pháp cấy ghép tiên tiến, sử dụng để thay thế các răng đã mất bằng cách gắn chặt răng giả lên xương hàm. Điều này giúp khôi phục khả năng ăn nhai và hỗ trợ cấu trúc mão răng. Từ đó mang lại sự thoải mái khi ăn uống và nói chuyện.
Phương pháp Implant bao gồm ba phần chính: Trụ Implant làm từ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong quá trình cấy ghép, trụ Implant được gắn cố định vào xương hàm. Từ đó cho phép xương hàm tạo sự liên kết mạnh mẽ với trụ. Một lần xương đã bám chắc, mão răng sứ sẽ được gắn lên và được cố định bằng khớp nối Abutment để đảm bảo tính ổn định.
Nhờ phương pháp này, những người mất răng hoặc có vấn đề về lợi có thể hồi phục chức năng nhai. Đặc biệt là khôi phục lại nụ cười tự nhiên của hàm răng. Trồng răng Implant không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mà còn hạn chế tiêu xương hàm.
2. Ưu – nhược điểm của việc trồng răng trụ Implant
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về phương pháp Implant, phải kể đến ưu – nhược điểm như:
2.1 Ưu điểm:
– Trồng răng Implant có nhiều lợi ích quan trọng cả về sức khỏe và thẩm mỹ. Phương pháp này có khả năng phục hồi chức năng ăn nhai giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, tương tự như răng thật.
– Nó ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm, vì được thay thế bằng chất liệu chân răng giả từ Titanium.
– Phương pháp này không gây tác động xấu đến các răng lân cận của răng bị mất. Vì mọi quá trình chỉ tập trung vào vị trí mất răng.
– Nếu được chăm sóc đúng cách, răng Implant có thể tồn tại trong khoảng thời gian rất dài. Cụ thể từ 20 năm hoặc thậm chí cả đời.
2.2 Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều lợi ích, cấy ghép răng Implant cũng mang theo một số rủi ro:
– Các mô xung quanh nơi cấy ghép có thể bị ảnh hưởng nếu bác sĩ không đặt trụ vào vị trí đúng.
– Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vùng cấy ghép khi không tuân thủ quy trình chăm sóc. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập răng, nướu.
– Có thể có chảy máu trong quá trình bác sĩ cắt rạch để đưa trụ răng vào xương hàm. Tuy nhiên, chảy máu thường sẽ dừng lại sau khoảng 1 – 2 giờ.
Để giảm thiểu các nguy cơ trong quá trình cấy ghép răng Implant, việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín và duy trì sức khỏe răng miệng đều vô cùng quan trọng.
3. Quy trình trồng răng implant từ A đến Z
Hiện nay, quy trình trồng răng Implant chuẩn y khoa đang được tiến hành qua 5 bước sau:
3.1 Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn từ bác sĩ
Trước khi quyết định tiến hành cấy ghép răng Implant, việc khám tổng quan về tình trạng sức khỏe và tình hình răng miệng là rất quan trọng. Sử dụng kỹ thuật chụp phim CT Scanner 3D, các bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan về cấu trúc, chất lượng xương hàm và vị trí của răng bị mất. Đồng thời, một loạt các xét nghiệm sẽ được thực hiện để đảm bảo về tình trạng sức khỏe ổn định.
Dựa trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các phương án trụ Implant phù hợp, chi phí dự kiến,…
3.2 Bước 2: Thực hiện cấy ghép trụ
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung để đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe cho quá trình tiếp theo. Trước khi thực hiện việc cấy ghép, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê tại vùng cắm trụ để giảm thiểu sự khó chịu. Toàn bộ quá trình cấy ghép trụ diễn ra khá nhanh chóng chỉ từ 7 đến 10 phút.
3.3 Bước 3: Gắn đặt dấu hàm và lắp răng tạm thời
Khoảng 2 – 3 ngày sau quá trình cấy ghép trụ, bạn nên quay lại bệnh viện theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi đó, sẽ tiến hành việc lắp đặt các chi tiết tạm thời. Mục đích giúp cho việc ăn uống trở nên thuận tiện hơn trong giai đoạn chờ đợi.
3.4 Bước 4: Thời gian tái khám sau cấy ghép Implant
Sau khoảng 7 – 10 ngày từ khi cấy ghép trụ, bạn sẽ được hẹn tái khám. Khi này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ lành của nướu và sự phát triển của quá trình cấy ghép.
3.5 Bước 5: Lắp mão sứ lên trụ và cố định
Khi xương hàm và trụ cấy ghép đã ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành việc gắn mão sứ lên trụ. Sau đó cố định mão sứ thông qua một khớp nối. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc răng miệng tại nhà từ bác sĩ.
4. Đối tượng nào phù hợp để cấy ghép trụ Implant?
Quy trình trồng răng Implant tiên tiến ngày nay có thể được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng. Nhớ đó mang lại cơ hội phục hồi hàm răng cho những người gặp tình trạng mất một hoặc nhiều răng. Để thực hiện phương pháp cấy ghép răng Implant, quan trọng là đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
– Tuổi từ 18 trở lên và tình trạng sức khỏe tổng thể ổn định, không mắc các bệnh mãn tính hoặc liên quan đến răng miệng. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, nên được điều trị triệt để trước khi xem xét việc trồng răng.
– Cấu trúc răng hàm cần phải đã phát triển hoàn thiện, đủ mạnh để hỗ trợ quá trình cấy ghép răng.
– Tinh thần ổn định và không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hoặc thuốc lá. Điều này để tăng khả năng thành công của quá trình cấy ghép răng bằng trụ Implant. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa các nguy cơ liên quan đến phục hồi sau phẫu thuật.
5. Thời gian hoàn tất việc trồng răng Implant là bao lâu?
Như bạn đã biết thời gian phẫu thuật đặt trụ thì chỉ tốn 20-30 phút/răng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân phải mất 3 tuần – 3 tháng đợi trụ gắn chặt với xương hàm. Sau đó mới tiến hành lắp răng lên trụ và hoàn tất quy trình được.
Hy vọng những thông tin về quy trình trồng răng Implant từ A đến Z kể trên bổ ích với bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm về trồng răng Implant, hãy liên hệ ngay cho Thu Cúc TCI để được giải đáp bạn nhé.