Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc các vấn đề về răng miệng ngày càng tăng. Trong đó, không ít người gặp phải tình trạng không thể bảo toàn răng thật. Và để ngăn ngừa những biến chứng do mất răng, người bệnh cần thực hiện phương pháp trồng răng giả. Phổ biến là vậy nhưng để hiểu về phương pháp này thì không phải ai cũng nắm rõ.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung phương pháp trồng răng giả
1.1 Thế nào là trồng răng giả?
Trồng răng giả có thể hiểu đơn giản là thực hiện thay thế những chiếc răng thật đã bị tổn hại không thể khắc phục bằng những chiếc răng giả mới. Đây là một phương pháp nha khoa khá thông dụng giúp lấp đầy những khoảng trống do mất răng gây ra. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng về những biến chứng hay khó khăn trong quá trình sinh hoạt do mất răng gây ra.
1.2 Những trường hợp áp dụng phương pháp trồng răng giả
Trong trường hợp mắc các bệnh lý về răng không thể khắc phục hoặc bị mất răng, người bệnh nên áp dụng trồng răng giả. Cụ thể:
– Khi hàm răng bị mất một răng hoặc nhiều răng.
– Khi răng bị thưa nhiều tạo nên những kẽ hở lớn. Từ đó, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai và không thể đảm bảo về tính thẩm mỹ.
– Khi răng bị sứt mẻ, gãy hoặc nhiễm màu nặng không thể khắc phục bằng tẩy trắng thông thường.
– Khi răng bị sâu quá nặng và không thể điều trị bằng những biện pháp nha khoa khác.
2. 4 điều không phải ai cũng biết về trồng răng giả
Trồng răng giả là phương pháp phục hình nha khoa rất được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng phương pháp này vẫn còn khiến mọi người tồn tại nhiều nghi vấn. Điển hình chính là 4 vấn đề rất nhiều người thắc mắc sau đây:
2.1 Phương pháp trồng răng giả có nhiều loại khác nhau
Về cơ bản, trồng răng giả được chia làm 3 loại chính là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant.
2.1.1 Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp được áp dụng trong khá nhiều trường hợp khi người bệnh bị mất nhiều hoặc toàn bộ răng. Cấu tạo của hàm giả gồm nền hàm hoặc một phần khung hàm được làm bằng nhựa. Đây là bộ phận có chức năng nâng đỡ răng giả làm từ nhựa hoặc sứ ở trên.
Hàm giả tháo lắp có 2 loại để có thể lựa chọn là hàm bán phần và toàn phần:
– Hàm giả bán phần có cấu tạo từ một khung kim loại titan. Ở hai bên là các mối nối đóng vai trò cố định hàm và trên nền răng sẽ là những răng giả làm từ nhựa hoặc sứ.
– Hàm giả toàn phần: Phần nền của loại hàm giả này được làm từ Acrylic, có màu hồng nhạt gần như tương đồng với màu của nướu răng. Loại hàm này phù hợp với đối tượng bệnh nhân đã bị mất toàn bộ răng.
2.1.2 Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp thực hiện trồng răng giả cố định. Nhờ vậy, một vài răng thật sau khi mất sẽ được thay thế. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng thật nằm kế cận phần răng bị mất để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Phần dãy cầu sứ được làm từ nhiều răng sứ dính liền nhau. Sau đó, bộ phận này sẽ được cố định ở trên 2 trụ răng thật.
Với phương pháp cầu răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành đo tỉ lệ răng cần được mài cẩn thận để tránh mài thừa, làm mòn men răng. Điều này cũng là để chế tạo ra phần mão răng vừa vặn nhất với người sử dụng.
2.2.2 Trồng răng Implant
Đây là công nghệ trồng răng giả hiện đại bậc nhất hiện này. Với phương pháp này, hàm răng có thể phục hồi hoàn toàn khả năng ăn nhai lại đảm bảo tính thẩm mỹ gần y hệt răng thật. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ răng giả vào bên trong xương hàm. Sau khi đã thực hiện cấy ghép, các tế bào xương sẽ tích hợp vào mặt ngoài của Implant, từ đó tạo sự bám vững chắc.
Răng Implant bao gồm 3 phần. Trong đó, trụ Implant được làm từ titanium tuyệt đối an toàn và tương thích với cơ thể. Khớp nối abutment làm từ kim loại với 2 đầu nối liêng giữa mão răng và trụ Implant. Mão răng được thiết kế với lõi rỗng, đặt khít với phần đầu trên của khớp nối abutment.
2.2 Trồng răng giả có gây đau nhức không?
Khi thực hiện bất kỳ một tác động nha khoa nào đều có thể khiến răng và xương có cảm giác đau nhức. Thế nhưng tùy vào phương pháp cụ thể mà mức độ đau sẽ không giống nhau. Đối với trồng răng giả, người bệnh có thể yên tâm vì cảm giác đau nhức mà phương pháp này gây ra là rất thấp. Đặc biệt, những kỹ thuật trồng răng đều được hỗ trợ giảm đau tối ưu. Độ an toàn của bệnh nhân sẽ được đảm bảo tuyệt đối.
2.3 Thời gian kiêng ăn sau trồng răng giả là bao lâu?
Thắc mắc về thời gian có thể ăn bình thường sau khi giả là câu hỏi không của riêng ai. Được áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại, răng giả được sử dụng có độ dày giống như răng thật. Đây cũng là lý do trồng răng giả không gây hại tới mô nướu và có thể nhanh chóng phục hồi khả năng ăn nhai.
Về thời gian cụ thể, theo các bác sĩ, răng giả hoàn toàn ổn định sau 24 – 48 tiếng. Tuy nhiên, người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khoảng 30 phút đầu. Khi đó, răng đã có độ ổn định và tương thích nhất định. Nhưng lưu ý, ta vẫn cần tránh những món ăn quá dai, cứng khiến răng phải dùng nhiều lực.
2.4 Không phải răng giả nào cũng có thể tồn tại mãi mãi
Bên cạnh độ chịu lực và tính thẩm mỹ, tuổi thọ của răng giả cũng là yếu tố rất được quan tâm. Trung bình, tuổi thọ của răng giả khá cao, đặc biệt là với loại răng sứ. Con số cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng kiểu loại và phương pháp thực hiện. Cụ thể, hàm giả tháo lắp là loại có tuổi thọ ngắn nhất. Ở phương pháp này, những chiếc răng giả sau 3 – 5 năm cần được làm lại từ đầu. Với cầu răng sứ, tuổi thọ của răng dao động từ 7 – 10 năm. Trồng răng Implant là phương pháp với những chiếc răng có tuổi thọ cao nhất. Chúng có thể duy trì trung bình 20 năm hoặc thậm chí là trọn đời nếu được chăm sóc với phương pháp phù hợp.
Vừa rồi là những lời giải đáp cho các vấn đề của nhiều người về trồng răng giả. Có nên trồng răng giả không và cách thức nào phù hợp còn tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu mỗi người. Hãy lưu lại những thông tin trên để cân nhắc kỹ lưỡng.