Viêm thanh quản xảy ra khiến thanh quản bị viêm phù nề, thay đổi giọng nói và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Vậy điều trị viêm thanh quản bằng cách nào hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Viêm thanh quản là bệnh gì?
Viêm thanh quản là tình trạng viêm phù nề dây thanh âm do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Bệnh lý này có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn và được cải thiện khi giải quyết được những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Viêm thanh quản mạn tính kéo dài hơn 3 tuần, xảy ra do phơi nhiễm với các tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài.

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản của bạn bị kích ứng và sưng viêm lên
2. Triệu chứng của viêm thanh quản
Ở người lớn, bệnh sẽ có sẽ có một số biểu hiện sau:
– Giọng nói thay đổi do: khàn giọng, mất giọng, nói hụt hơi, nói mệt, đau họng…
– Ở cổ họng có cảm khô họng, ngứa, rát, vướng đờm vùng họng
– Ăn uống khó khăn vì khó nuốt
– Cơn ho kéo dài,
– Khó thở
Nếu ngoài những dấu hiệu trên, bạn có xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn thì khả năng cao bạn có thể tiềm ẩn những bệnh lý khác.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản
3.1 Viêm thanh quản cấp tính
Các trường hợp viêm thanh quản cấp tính không kéo dài lâu và tình trạng sức khoẻ sẽ được cải thiện khi các nguyên nhân gây bệnh được tìm ra và giải quyết triệt để. Một số nguyên nhân gây viêm cấp tính phải kể đến như:
– Bị nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn, do nấm).
– Lạm dụng thanh quản quá mức (la hét hoặc nói nhiều).
– Sau viêm đường hô hấp: viêm mũi xoang, viêm Amidan, viêm VA ở trẻ em
– Uống quá nhiều rượu bia, đồ lạnh.
– Do dị ứng.

Việc la hét hoặc nói nhiều quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thanh
3.2 Viêm thanh quản mạn tính
Tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng thường xuyên, kéo dài hơn 3 tuần. Nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính có thể kể đến như:
– Các chất gây kích ứng thanh quản ở dạng khí, như khói hoá chất, tác nhân gây dị ứng cũng như khói thuốc.
– Bệnh nhân bị trào ngược họng- thanh quản.
– Bị viêm mũi xoang mạn tính.
– Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích.
– Do tính chất công việc, thường xuyên phải nói nhiều (ca sĩ, giáo viên….)
– Thói quen hút thuốc.
– Bị nhiễm trùng (do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng).
– Ung thư.
– Bị liệt dây thanh âm.
– Tuổi tác khiến dây thanh âm không còn hoạt động tốt.
4. Phương pháp điều trị viêm thanh quản hiệu quả

Bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân và kiểm tra xem bệnh nhân đang ở mức độ nào và có phương pháp điều trị phù hợp
4.1 Viêm thanh quản cấp tính
Trường hợp viêm thanh quản cấp tính, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn một chút. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sức khoẻ tại nhà như:
– Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng và dùng thuốc theo đơn điều trị ngoại trú.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm.
– Cho thanh quản có thời gian để nghỉ ngơi, không nói hoặc la hét nhiều.
– Uống nhiều nước hơn, không để cổ họng bị khô.
– Tránh sử dụng những đồ uống có cồn hay chứa caffeine.
– Có thể làm ấm cổ họng bằng kẹo ngậm, nước muối súc miệng hoặc kẹo cao su.
4.2 Viêm thanh quản mạn tính
Để điều trị được tình trạng mạn tính, bác sĩ sẽ tập trung giải quyết nguyên nhân gây nên tình trạng viêm thanh quản kéo dài như:
– Điều chỉnh thói quen hút thuốc hay uống rượu, lạm dụng giọng
– Điều trị bệnh lý trào ngược họng thanh quản
– Liệu pháp giọng nói: Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và giảm bớt những hoạt động quá mức gây tổn thương dây thanh.
– Phẫu thuật vi phẫu thanh quản với những trường hợp tổn thương dây thanh mạn tinh: viêm dầy dây thanh, hạt xơ dây thanh, Liệt thanh quản ..
5. Phòng ngừa viêm thanh quản

Uống nước mang đến nhiều lợi ích, trong đó có tác dụng tránh làm cổ họng khô hoặc kích ứng
Để ngăn ngừa tình trạng viêm thanh quản, bạn cần tuân theo những quy tắc phòng bệnh sau:
– Tránh tiếp xúc với khói thuốc (dù trực tiếp hay gián tiếp).
– Hạn chế việc dùng đồ uống có cồn hay caffeine, tránh ăn những đồ cay hay nóng, nên uống nhiều nước, Sử dụng thực phẩm lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
– Điều trị tích cực bệnh lý trào ngược họng- thanh quản
– Tránh việc hắng giọng thường xuyên, hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục, la hét vì khiến dây thanh âm rung động mạnh sẽ làm cho tình trạng viêm nặng hơn.
– Tránh để đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, cần rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh, cảm cúm.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về điều trị viêm thanh quản. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến bệnh lý này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn nhé.