Tai biến mạch máu não hay còn gọi là bệnh đột quỵ vô cùng nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao (khoảng 50% trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ tử vong) và để lại các di chứng vô cùng nặng nề. Vậy các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tai biến mạch máu não là gì? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não
Các triệu chứng tai biến mạch máu não thường xuất hiện đột ngột và phụ thuộc vào vị trí vùng não bị tổn thương.
Đa số người bị tai biến mạch máu não thường có dấu hiệu sau:
– Tê, yếu các chi và mặt đối bên
– Rối loạn ngôn ngữ
– Lú lẫn
– Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt.
– Chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
– Đau đầu
Người bị đột quỵ thể xuất huyết não thường đau đầu nặng, cơn đau đột ngột và dữ dội gợi ý chảy máu dưới nhện.
Tình trạng suy giảm nhận thức hoặc hôn mê , thường kèm theo đau đầu, buồn nôn và nôn gợi ý tăng áp lực nội sọ. Có thể xảy ra trong vòng 48-72 giờ sau đột quỵ não diện rộng và sớm hơn trong đột quỵ chảy máu não.
2. Biến chứng tai biến mạch máu não
Nếu không gây tử vong, thì tai biến mạch máu não cũng để lại rất nhiều biến chứng như:
– Liệt vận động (di chứng phổ biến chiếm hầu hết các trường hợp đột quỵ não còn sống sót).
– Rối loạn ngôn ngữ
– Suy giảm nhận thức
– Rối loạn giấc ngủ
– Lú lẫn
– Trầm cảm
– Cơ tròn không tự chủ
– Xẹp phổi
– Viêm phổi
– Rối loạn nuốt, có thể dẫn đến sặc, mất nước, thiếu dinh dưỡng.
– Liệt dễ hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc mạch, suy kiệt, mất khối cơ, nhiễm trùng tiết niệu, loét do tỳ đè, co cứng cơ,…
Các di chứng của đột quỵ để lại vô cùng nặng nề, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và dễ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, chán nản, trầm cảm.
3. Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não
3.1 Chẩn đoán đúng để điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả
Trên lâm sàng, khi tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ các bác sĩ phải kiểm tra và đánh giá. Việc đánh giá nhằm mục đích xác định và loại trừ các vấn đề sau:
– Có chính xác là đột quỵ hay không?
– Đột quỵ thiếu máu não (tắc mạch) hay xuất huyết não (vỡ mạch)?
– Có cần điều trị cấp cứu không?
– Phương pháp dự phòng tốt nhất ngăn ngừa tình trạng đột quỵ này tái phát là gì?
– Phục hồi chức năng với trường hợp này có cần thiết không và nên thực hiện như thế nào?
Nhiều trường hợp hạ đường máu dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ nên khi này bác sĩ sẽ tiến hành đo đường máu tại giường để loại trừ tình trạng hạ đường máu.
Nếu nghi ngờ đột quỵ, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh bằng cách chỉ định chụp cắt lớp vi tính CT scanner não hoặc chụp cộng hưởng từ MRI tùy trường hợp.
Việc chụp CT hay chụp MRI còn giúp phân biệt đột quỵ thiếu máu não cục bộ hay đột quỵ chảy máu não hoặc tăng áp lực sọ não.
Nếu người bệnh có suy giảm ý thức và các dấu hiệu thần kinh khu trú không có hoặc không rõ ràng cần thực hiện những thăm dò sâu hơn để tìm kiếm nguyên nhân và loại trừ nguyên nhân bệnh lý khác.
3.2 Điều trị tai biến mạch máu não
Mục tiêu của điều trị tai biến mạch máu não là:
– Ổn định ngăn ngừa tử vong.
– Tái tưới máu trong một số trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ.
– Hỗ trợ và điều trị biến chứng.
– Xây dựng chiến lược dự phòng đột quỵ về sau.
Trước tiên cần ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi tiến hành đánh giá toàn diện. Nếu thấy bệnh nhân hôn mê hoặc trớ, cần hỗ trợ đường thở. Nếu nghi ngờ có tăng áp lực nội soi cần theo dõi áp lực nội sọ và các biện pháp giảm phù nề não nếu cần thiết.
Tùy thuộc vào thể loại đột quỵ là gì, các bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị cấp tính khác nhau như: tái tưới máu (tái tổ hợp, tiêu huyết khối, lấy huyết khối cơ học) trong trường hợp đột quỵ thiếu máu não.
Chăm sóc, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, đôi khi tăng huyết áp) và phòng và điều trị các biến chứng là rất quan trọng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phục. Các bài tập thụ động, đặc biệt là chân tay bên liệt, và các bài tập thở được bắt đầu sớm để phòng co cứng cơ, suy kiệt, và viêm phổi.
Sau đột quỵ, hầu hết bệnh nhân đều cần phục hồi chức năng (liệu pháp nghề nghiệp và thể chất) để tối đa hóa sự hồi phục chức năng. Một số liệu pháp bổ sung cần thiết (ví dụ, liệu pháp nói, hạn chế nuôi dưỡng thụ động). Để phục hồi, phương pháp tiếp cận đa ngành là tốt nhất.
Trầm cảm sau đột quỵ có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm; nhiều bệnh nhân được hưởng lợi nhờ các biện pháp tư vấn.
Thay đổi các yếu tố nguy cơ thông qua thay đổi lối sống (ví dụ, ngừng hút thuốc lá) và điều trị dùng thuốc (ví dụ, tăng huyết áp) có thể giúp trì hoãn hoặc dự phòng đột quỵ tái phát. Các chiến lược dự phòng đột quỵ khác được lựa chọn dựa trên các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Đối với dự phòng tổng đài, các chiến lược có thể bao gồm các phẫu thuật hay thủ thuật can thiệp (ví dụ, phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh, đặt stent động mạch), liệu pháp chống tiểu cầu, và chống đông.