Bệnh lý đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý của mắt nguy hiểm, thường gặp ở đối tượng người già, người cao tuổi. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả và dứt điểm nhất, giúp bệnh nhân hồi phục thị lực nhanh chóng.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cần biết về bệnh đục thể thủy tinh trong mắt?
1.1. Khái niệm bệnh lý đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thể thủy tinh hay còn được gọi với những tên như cườm đá, cườm khô là một trong những căn bệnh về mắt thường gặp ở đối tượng người già, người cao tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính có cấu tạo trong suốt, bao gồm 2 mặt lồi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hội tụ các ánh sáng tại vùng võng mạc.
Thông thường, thủy tinh thể sẽ ở dạng trong suốt. Tuy nhiên, theo thời gian và tuổi tác, thủy tinh thể sẽ bị đục đi, chuyển màu mờ đục. Do đó, ánh sáng lúc này sẽ rất khó đi qua, gây ảnh hưởng tới thị lực, gây mắt nhìn mờ, thậm chí gây mù lòa.
1.2. Bệnh lý đục thủy tinh thể có nguy hiểm hay không?
Theo các nghiên cứu, bệnh đục thể thủy tinh được coi là nguyên nhân đầu bảng có thể gây ra mù lòa. Có khoảng 25 – 50 triệu người trên khắp thế giới có thị lực nhỏ hơn 1/20 nguyên nhân là do đục thể thủy tinh gây nên. Trong đó, tỉ lệ người nằm trong độ tuổi 75 – 84 tuổi bị mắc bệnh đục thể thủy tinh cao nhất (chiếm 45,9%). Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng ước tính con số người bị mù do đục thể thủy tinh chiếm hơn 47,8%. Tại Việt Nam, vào năm 2000, số liệu thống kê cho biết có tới 68,5% các ca mắc đục thể thủy tinh ở cả 2 mắt.
Do đó, có thể coi bệnh lý đục thể thủy tinh là một căn bệnh rất nguy hiểm và cần được thăm khám, điều trị sớm.
2. Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nào dẫn tới bệnh đục thể thủy tinh?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý đục thể thủy tinh. Tuy nhiên, có một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh đó là:
– Yếu tố tuổi tác: bệnh đục thể thủy tinh chủ yếu xảy ra nhiều ở đối tượng người già, người lớn tuổi. Do lúc này, các cấu trúc protein thủy tinh thể có sự thay đổi, làm cho thể thủy tinh bị đục dần đi.
– Yếu tố bẩm sinh: một số trường hợp trẻ em sinh ra mắc một số vấn đề về rối loạn di truyền gây đục thể thủy tinh. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất phát từ việc mẹ bị nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm như: sởi rộp da, giang mai,…
– Một số nguyên nhân thứ phát: trường hợp bị mắc thêm các bệnh lý thứ phát đó là tăng nhãn áp, tiểu đường. Điều này cũng góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng thành bệnh đục thể thủy tinh. Ngoài ra, việc sử dụng kéo dài các loại thuốc như corticoid, thuốc giúp hạ mỡ máu, chống loạn nhịp tim,…cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh.
– Bị chấn thương: một số các cuộc va chạm, tai nạn, chấn thương cũng có thể làm cho mắt bị đục thể thủy tinh.
– Một số nguyên nhân khác: tiếp xúc với tia UV, tia X. Rối loạn dinh dưỡng, mất nước, thiếu hụt các chất chống oxi hóa,…cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đục thể thủy tinh.
3. Một số dấu hiệu điển hình khi mắc đục thể thủy tinh
Khi mắt bị đục thể thủy tinh, thị lực sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Thông thường chúng ta sẽ thấy hiện tượng mắt bị mờ cả hai bên. Ban đầu xuất phát từ việc nhìn xa bị mờ, dần dần sau đó tầm nhìn gần cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Mức độ suy giảm thị lực cũng sẽ giảm đi tùy theo mức độ tiến triển nặng của bệnh. Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ mất 1/10 thị lực, càng về sau bệnh nhân sẽ chỉ còn nhận biết được ánh sáng.
Khi mắc đục thể thủy tinh, khả năng hội tụ ánh sáng của mắt cũng tăng lên. Do đó, khi bị đục thể thủy tinh người ta sẽ có thể đọc báo không cần phải đeo kính. Một số người khi mắc bệnh còn thấy có hiện tượng nhìn đôi, nhìn nhiều hình ảnh, nhiều vật cùng một lúc, đôi khi nhìn sự vật như có màn sương bao quanh.
Một số triệu chứng khác khi bị mắc bệnh đó là:
– Thị lực khi ở ngoài ánh sáng sẽ kém hơn khi ở trong nhà, trong bóng râm. Điều này là do khi mắt tiếp xúc với ánh sáng, đồng tử sẽ co nhỏ lại, ánh sáng sẽ hội tụ ở võng mạc do đi qua vùng trung tâm đục. Ngược lại, khi ở trong điều kiện ít ánh sáng, đồng tử có xu hướng giãn rộng ra, ánh sáng đi qua các vùng rìa thể thủy tinh chưa bị đục đậm, khiến mắt quan sát rõ ràng hơn.
– Tầm nhìn như có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng là dấu hiệu đặc trưng nếu bị đục thể thủy tinh.
4. Phương pháp điều trị bệnh đục thể thủy tinh như thế nào?
Bệnh đục thể thủy tinh là một bệnh lý nguy hiểm và cần được thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Theo các nghiên cứu, thuốc tổng hợp hóa dược có rất ít tác dụng làm trong trở lại thể thủy tinh. Ở một số trường hợp khi mới bị mắc bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng tăng cường, bổ sung một số các loại vitamin tốt cho mắt như: vitamin A, E, C,…Bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, khói bụi ô nhiễm,…
Tuy nhiên hiện nay, phương pháp phẫu thuật thay thể tinh thể mới được coi là phương pháp hiệu quả nhất. Phương pháp này đã tồn tại rất lâu, cách đây gần hai thế kỷ. Phương pháp này đem lại rất nhiều ưu điểm cho bệnh nhân bị mắc đục thể thủy tinh đó là:
– Vết mổ rất nhỏ, ít đau, không chảy máu.
– Thị lực có thể hồi phục nhanh chóng ngay sau khi phẫu thuật.
– Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày sau ca phẫu thuật.
– Thời gian phẫu thuật rất nhanh chóng, thông thường chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.
– Ít trường hợp xảy ra các loại biến chứng nguy hiểm.
Sau khi phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân cần có biện pháp bảo vệ mắt cẩn thận như: đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc trục tiếp với ánh sáng mặt trời, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt, hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
Hiện nay, bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn bệnh nhân tới điều trị phẫu thuật đục thủy tinh thể. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, bệnh nhân khi tới viện thăm khám, điều trị đều được tư vấn và chăm sóc kỹ càng.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết khác bạn nhé.