Tiêm phòng vắc xin là một chế phẩm chuyên biệt có thành phần chứa kháng nguyên, được sử dụng nhiều trong phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm. Tác dụng của tiêm vacxin chính là góp phần kích thích hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng biến chứng bệnh nguy hiểm nếu trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu đôi nét về tiêm chủng cho trẻ
Trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi những vi khuẩn, virus gây bệnh do hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ chưa đủ sức để chống lại những bệnh lý nguy hiểm như: Viêm màng não, ho gà, viêm gan B, rubella…
Tiêm vacxin là việc đưa vacxin vào cơ thể với mục đích chính là kích thích việc sản sinh kháng thể, nhằm tăng cường sức đề kháng với một số bệnh lý cụ thể. Vacxin giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tác động lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Các kháng thể này tồn tại trong cơ thể của đối tượng được tiêm vắc xin, giúp phòng ngừa và đối phó với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
2. Tác dụng của tiêm vacxin đối với sức khỏe
Ở giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ có nguy cơ mắc một số loại bệnh do thay đổi môi trường và tiếp xúc với nhiều người hơn. Vì vậy, giai đoạn 10 năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ là thời điểm trẻ thường xuyên ốm vặt hoặc dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm. Khi không được tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ, trẻ em có khả năng dễ mắc bệnh vì cơ thể không đủ kháng thể. Các bệnh lý truyền nhiễm cho trẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Tiêm phòng vắc xin không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm để bảo vệ bản thân, cộng đồng và xã hội.
2.1. Tác dụng của tiêm vacxin đối với trẻ
– Giúp giảm nguy cơ dẫn tới mắc các bệnh lý nguy hiểm, phổ biến như ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, sởi, quai bị, uốn ván, lao, viêm màng não mủ…
– Tiêm phòng vacxin có chi phí rẻ hơn nhiều so với chi phí thăm khám và điều trị các tình trạng do bệnh truyền nhiễm gây ra.
– Tiêm vắc xin giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và phòng tránh được các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Từ đó giúp trẻ được khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa dị tật hay ảnh hưởng tới trí não và thể chất.
2.2. Tác dụng của tiêm vacxin đối với sức khỏe toàn xã hội
Tiêm vacxin giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh. Hoạt động này có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Tiêm vacxin không chỉ bảo vệ sức khỏe cho từng cá nhân mà còn ngăn ngừa bệnh và sự lây nhiễm cho cả cộng đồng. Đây là biện pháp có hiệu quả để phòng chống bệnh tật cho con người, tránh xảy ra việc bùng dịch gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng.
Khoảng 85 – 95% người được tiêm phòng vacxin đầy đủ sẽ phát triển kháng thể đặc biệt để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh truyền nhiễm. Giảm thiểu tình trạng phải chăm sóc những người bị di chứng bệnh, tàn phế hoặc mất khả năng lao động trong gia đình.
3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin có thể gặp
Trên thực tế, sau khi tiêm vắc xin không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ. Trong những trường hợp này, hãy thật bình tĩnh để có phương án xử lý hợp lý nhất.
Đa số, trẻ nhỏ sau khi tiêm sẽ gặp phải những triệu chứng nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Có thể là tình trạng: Sưng tấy, đau quanh khu vực tiêm; sốt nhẹ; trẻ quấy khóc nhiều hơn. Những triệu chứng này chỉ diễn ra trong vòng thời gian ngắn khoảng 72 giờ, nên chỉ cần theo dõi và chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý một số triệu chứng tiêm chủng như: Sưng, đau đỏ hoặc chỗ tiêm bị chảy dịch, máu thường kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt, chán ăn, bỏ ăn, sốc phản vệ, sốt co giật, khó thở, tím tái… nên cho trẻ tới cơ sở y tế ngay để can thiệp điều trị các triệu chứng này. Có một số phụ huynh khá lo lắng về những tác dụng phụ trẻ gặp phải sau khi tiêm vacxin nên đã không tiêm phòng cho trẻ. Việc làm này sẽ bỏ qua những thời điểm tốt nhất để tiêm phòng.
Trong trường hợp trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm muộn sẽ dẫn tới trẻ không có hệ miễn dịch bảo vệ. Trẻ không được tiêm chủng sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng khi dịch bệnh quay trở lại rất cao, gây nguy hiểm cho trẻ và sức khỏe của cộng đồng, khó kiểm soát sự lây lan của bệnh.
4. Những cách có thể giảm đau cho trẻ sau khi tiêm vacxin
Để hạn chế những diễn biến xấu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện tiêm phòng vacxin, phụ huynh nên tìm hiểu trước loại vacxin mà trẻ được tiêm, những phản ứng trẻ có thể gặp phải và cách để giảm bớt khó chịu và cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Dưới đây là một số cách có thể giúp trẻ giảm đau sau tiêm phụ huynh có thể tham khảo:
– Phân tán tư tưởng của trẻ: Phụ huynh nên nói chuyện hoặc chỉ cho trẻ những chi tiết thú vị xung quanh để giảm sự chú ý của trẻ vào mũi tiêm.
– Giữ bình tĩnh: Phụ huynh nên giữ một tinh thần thoải mái và bình tĩnh nhất vì có đến khoảng 50% cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng tới trẻ.
– Xoa vùng da xung quanh của trẻ: Sau tiêm, phụ huynh có thể xoa nhẹ vùng da xung quanh chỗ tiêm nhưng không được xoa trực tiếp lên trên vết tiêm.
– Cho trẻ bú: Việc cho trẻ bú sẽ làm giảm đau cho trẻ khi tiêm chủng. Nên cho trẻ bú sau khi tiêm vacxin xong như một sự trấn an. Nếu cho trẻ bú trước có thể gây ra tình trạng nôn trớ trong quá trình tiêm phòng.
Bài viết trên là một số thông tin cụ thể và tác dụng của tiêm vacxin đối với sức khỏe của trẻ. Nếu như cha mẹ còn thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!