Phì đại VA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy phì đại VA có cần nạo không, triệu chứng của bệnh như thế nào bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới để biết thêm thông tin cụ thể.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng phì đại VA
Triệu chứng cục bộ:Khoang họng nhỏ hẹp, nếu sau khi V.A phì đại làm tắc nghẽn lỗ mũi và cửa vòi nhĩ, sẽ dẫn đến các triệu chứng về tai, mũi, họng, thanh quản.
– Triệu chứng vùng tai:Cửa vòi nhĩ gặp trở ngại, bệnh viêm tai giữa không hóa mủ, dẫn đến thính lực suy giảm và ù tai.
– Triệu chứng vùng mũi:V.A phì đại thường biến chứng sang viêm mũi, viêm mũi xoang, có các triệu chứng như tắc mũi và chảy nước mũi. Khi nói chuyện có âm mũi,ngủ ngáy.
– Triệu chứng đường hô hấp:Vì dịch chảy xuống gây kích thích niêm mạc đường hô hấp dẫn đến ho, dễ biến chứng gây viêm khí quản.
– Do hô hấp bằng miệng kéo dài,xương hàm dài, xương vòm cao, răng cửa trên nhô ra, môi dày, thiếu hụt biểu cảm “bề mặt V.A”
Triệu chứng toàn thân: Thường trở ngại phát triển và ảnh hưởng sự phát triển toàn thân, biểu hiện chủ yếu là triệu chứng trúng độc phản xạ thần kinh mạn tính, như biểu cảm đình trệ, tức ngực khó chịu, phổi căng phồng,lâu dài dẫn đến giữa hai bên ngực lồi ra hoặc ngực phẳng.Thiếu oxy lâu ngày còn xuất hiện bệnh tim phổi, thậm chí là suy tim cấp tính.
2. Phì đại VA có cần nạo không?
Viêm V.A thường xảy ra ở trẻ từ 6, 7 tháng đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.
Về điều trị: tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ ra chỉ định như: điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.
Giải đáp băn khoăn “phì đại VA có cần nạo không?” các bác sĩ cho biết chỉ định nạo VA chỉ được thực hiện khi xảy ra một trong 2 tình huống sau:
– Tình huống 1: VA nhiễm trùng lặp lại nhiều lần hoặc đã kéo dài tình trạng viêm cả tháng, gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tình huống 2: VA phì đại quá to khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện cơn ngưng thở khi ngủ. Trong tình huống này, khi nội soi thường sẽ thấy VA phì đạu đạt độ II hoặc IV gần như làm bít tắc hết cửa mũi sau của trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm VA, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị hợp lý đúng cách và hiệu quả.