Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vị trí đốt sống cổ, lưng. Ở thể nhẹ người bệnh chỉ cần dùng thuốc kết hợp thực hiện các bài tập thể dục, và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, với các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, người bệnh sau 6 tháng điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau vẫn không có tác dụng, không hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Vậy khi nào cần phải mổ thoát vị đĩa đệm, chi phí mổ bao nhiêu và các phương pháp phẫu thuật là gì? Mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Menu xem nhanh:
Thoát vị đĩa đệm khi nào cần phải mổ?
Khi bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, người bệnh nên điều trị bằng phương pháp bảo tồn, dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu…các phương pháp này có thể khắc phục tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả khi bạn biết điều trị đúng hướng. Chỉ với những trường hợp bệnh nặng, điều trị bảo tồn thất bại mới cần xem xét khả năng điều trị bằng phẫu thuật. Trong các trường hợp khối u chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống thì phẫu thuật loại bỏ chúng là phương pháp duy nhất cần thiết và hiệu quả.
Thực tế không phải bệnh nhân nào cũng có thể được bác sĩ chỉ định mổ. Khi gặp bệnh nhân quá yếu, tuổi cao, có bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường nặng, hoặc thoái hoá cột sống quá nặng thì không thể điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật được vì rất dễ gặp biến chứng khi gây mê và trong quá trình mổ.
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Khi điều trị bảo tồn và điều trị nội khoa bằng thuốc không đem lại tác dụng, người bệnh bị đau dữ dội, liệt chi không cử động, khó khăn trong việc đi lại,… các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận chỉ định y khoa phù hợp, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng tại các bệnh viện hiện nay gồm có:
Mổ mở
Bác sĩ sẽ rạch một đường trên da dài khoảng 4cm đến 6cm để cắt bỏ đĩa đệm thừa, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.
Ưu điểm:
- Nhiều bệnh tích như: khối thoát vị, chồi xương, những dây chằng bị tổn thương nặng được lấy ra khỏi cơ thể.
- Có thể giữ vững cột sống bằng nẹp, vít,…
- Chấm dứt cơn đau do thoát vị đĩa đệm
- Chiều cao của đĩa đệm được phục hồi lại bằng vật liệu thay thế, xương tự thân, đĩa đệm nhân tạo
Nhược điểm:
- Tàn phá nhiều mô mềm xung quanh
- Biến chứng nhiễm trùng sau mổ và cơn đau sau mổ tăng lên do tái phát
- Tổn thương thần kinh không thể phục hồi khiến người bệnh bị liệt
- Rễ thần kinh bị dính
Mổ nội soi:
Phương pháp này tiên tiến và an toàn hơn so với mổ hở, được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên…… Còn với trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.
Ưu điểm:
- Đường mổ nhỏ, thẩm mỹ cao
- Ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh
- Người bệnh ít phải dùng thuốc giảm đau
- Tỷ lệ biến chứng giảm nhiều so với mổ mở
Vi phẫu thoát vị đĩa đệm:
Phương pháp này được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật này giúp bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm này có tính thẩm mỹ cao, khả năng tái phát thấp và ít gây biến chứng.
Tuy nhiên, để đảm bảo ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thành công, điều kiện cần thiết đó là ê kíp bác sĩ phẫu thuật phải giỏi, giàu kinh nghiệm và ca mổ phải được tiến hành với sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó, nhiều bệnh nhân thời gian qua đã tìm đến chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để làm phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Mổ thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị đối với những trường hợp bệnh nặng, nhân nhầy chèn ép lên ống sống và các rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn quá mức cho người bệnh. Để thực hiện một ca mổ thoát vị đĩa đệm cần rất nhiều khâu và chi phí cho mỗi công đoạn sẽ khác nhau như: chi phí phẫu thuật, chi phí gây mê, gây tê, thuốc, vật tư tiêu hao, phòng bệnh, giường bệnh,…
Ở mỗi trường hợp mức độ bệnh của người bệnh khác nhau nên chi phí còn phụ thuộc vào mức độ khó của ca bệnh, trình độ của phẫu thuật viên, phương pháp mổ (mở hay nội soi) thời gian lưu bệnh,…
Ngoài ra, ở các cơ sở y tế công và tư nhân, chi phí cũng khác nhau nên phải căn cứ vào trường hợp bệnh cụ thể sau khi thăm khám mà phía cơ sở y tế mới đưa ra chi phí cụ thể cho người bệnh. Tuy nhiên, một ca mổ cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường dao động từ 25 – 35 triệu. Mỗi trường hợp khác nhau nên chi phí trên có thể thấp hơn hoặc nhiều hơn.
Các thông tin về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thông tin chính xác Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm theo phương pháp nào, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 558892 hoặc số điện thoại hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.