Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng là hai bệnh tiêu hóa thường gặp với triệu chứng khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
1.1 Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là hiện tượng rối loạn tiêu hóa thức ăn, tthường gặp ở đại tràng. Người bệnh dù khám hay làm các xét nghiệm cũng không thấy tổn thương về giải phẫu. Đây là tình trạng mãn tính cần kiểm soát dài hạn.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ. Hội chứng được gây ra bởi nhiều yếu tố như nhu động ruột kéo dài hoặc suy yếu hơn bình thường gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… Hệ thần kinh thuộc đường tiêu hóa bất thường cũng gây hiện tượng này.
– Đau bụng không có vị trí nhất định, đau nhiều hơn sau khi ăn, khi ăn đồ lạ hoặc lạnh bụng. Cảm giác đau có thể 1-2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày.
– Táo bón và tiêu chảy
– Bụng đầy hơi
– Nhức đầu
– Mất ngủ
– Trung tiện nhiều, cảm giác đi không hết phân
Các triệu chứng không đặc hiệu và có thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Khi ăn thức ăn không phù hợp có thể xuất hiện triệu chứng ngay lập tức nhưng có thể biến mất khi kiêng khem, Khi có các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và làm xét nghiệm xác định bệnh.
1.2 Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đai tràng với các mức độ khác nhau. Bệnh ở mức độ nhẹ có thể gây viêm đau. Trong trường hợp bệnh nặng gây ra các ổ loét, xuất huyết, áp xe đại tràng thậm chí có khả năng dẫn đến ung thư đại tràng.
Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau, cụ thể với viêm đại tràng cấp tính có thể do: Ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus, sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài, táo bón thường xuyên, stress…
Viêm đại tràng mãn tính xảy ra khi viêm đại tràng cấp tính không được điều trị dứt điểm kịp thời dẫn đến nhiễm trùng. Các loại chất độc, nấm xâm nhập dẫn đến bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh cũng có thể mắc viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân. Triệu chứng:
– Đau bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, có thể kèm đầy hơi, cứng bụng
– Tiêu chảy, táo bón
– Đại tiện bất thường
– Chán ăn
– Sốt nhẹ
Viêm đại tràng dễ tái phát và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần điều trị sớm để có hiệu quả điều trị cao.
2. Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm đại tràng cũng dễ gây nhầm lẫn vì tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương thực thể trên nhu mô ruột, không làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng như viêm đại tràng.
Hai bệnh có triệu chứng khá giống nhau và đều cần phát hiện sớm để có thể điều trị phù hợp. Đau bụng do hội chứng ruột kích thích thường đau quặn, dữ dội còn viêm đại tràng thường đau âm ỉ và cố định một chỗ, thường là ở hố chậu phải hoặc trái.
Chẩn đoán viêm đại tràng dựa theo triệu chứng kết hợp với các kết quả xét nghiệm lâm sàng. Còn việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích chủ yếu bằng phương pháp loại trừ.
3. Phòng ngừa và điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
3.1 Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm đại tràng nói riêng hay các bệnh tiêu hóa nói chung. Xây dựng lối sống hợp lý có khả năng hạn chế tiến triển của hai bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng ở các bệnh đường ruột sẽ được cải thiện với chế độ ăn hạn chế các sản phẩm từ sữa.
– Hạn chế sản phẩm nhiều chất béo: Thực phẩm giàu chất béo cũng là nguyên nhân làm nặng các triệu chứng bệnh đường ruột. Một số thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên rán, bơ, nước sốt kem… cần hạn chế.
– Tránh sử dụng đồng thời các thực phẩm tương kỵ làm nghiêm trọng triệu chứng hơn như đồ ăn cay, các loại đồ chua…
– Uống đủ nước. Hạn chế đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, đồ uống có ga vì làm tăng tình trạng tiêu chảy, đầy hơi.
– Không nên lạm dụng thuốc điều trị tiêu chảy và thuốc nhuận tràng. Sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa của cơ thể.
– Tập thể dục và rèn luyện cơ thể để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tập thể thao cũng giúp giảm căng thẳng, giúp đường ruột co thắt bình thường và cải thiện các bệnh về dạ dày.
– Tránh căng thẳng, stress vì đây cũng là yếu tố khởi phát bệnh tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe.
2.1 Điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng
Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm đại tràng là hai bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Cả hai bệnh đều ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo bệnh lý tiêu hóa, cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và hợp lý, đảm bảo vệ sinh.
Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm đại tràng tùy thuộc vào từng bệnh, cơ địa và mức độ bệnh. Viêm đại tràng là bệnh dễ tái phát và có biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo bác sĩ chỉ định.
Trong đó biện pháp điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu để giảm các triệu chứng. Trong một số trường hợp có thể dùng một số loại kháng sinh đường ruột.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là đơn vị uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, cũng như các bệnh về tiêu hóa khác. Khoa Tiêu hóa của Thu Cúc TCI áp dụng công nghệ tiên tiến, với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm thực hiện khám chữa bệnh đúng quy trình, hiệu quả cao. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, liên hệ ngay tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình.