Nếu muốn tìm một phương pháp niềng răng mắc cài giúp giảm tình trạng lộ niềng, màu sắc gần tương tự với màu răng, vậy thì niềng răng mắc cài sứ sẽ là lựa chọn phù hợp. Sau đây là những điều cần biết về phương pháp niềng này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về niềng răng bằng mắc cài sứ
Niềng răng bằng mắc cài sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha thông dụng. Phương pháp này sử dụng loại mắc cài làm từ sứ cùng dây chun nha khoa chuyên dụng. Hệ thống khí cụ này sẽ được gắn lên bề mặt ngoài của răng, tạo nên lực chỉnh nha ổn định. Từ đó, răng sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí mong muốn. Các khuyết điểm của răng như răng thưa, răng hô, móm, … sẽ được cải thiện.
Khác với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ được đề cao hơn về tính thẩm mỹ. Nhiều người cho rằng đây sẽ là phương pháp niềng có khả năng thay thế cho niềng răng kim loại truyền thống.
Thời gian trung bình hoàn thành quá trình niềng răng bằng mắc cài sứ là 18 – 24 tháng. Có một số trường hợp sẽ kéo dài tới 36 tháng. Điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố như tình trạng răng miệng và độ tuổi thực hiện của khách hàng.
2. Có bao nhiêu loại mắc cài sứ?
2.1 Các loại mắc cài sứ
Hiện nay, người dùng có thể lựa chọn giữa 2 loại mắc cài sứ:
2.1.1 Loại mắc cài sứ thông thường
Loại mắc cài sứ thông thường được xem là giải pháp cơ bản nhất trong quá trình niềng răng mắc cài. Chúng có nguyên lý tương tự với niềng răng mắc cài kim loại. Phần dây thun buộc giúp giữ cho mắc cài không bị ma sát, gây tổn hại cho răng.
Nhược điểm của loại mắc cài này chính là không có tính đàn hồi. Mắc cài không chắc chắn và dễ bị bung sút trong quá trình niềng răng.
2.1.2 Loại mắc cài sứ tự buộc
Loại mắc cài sứ tự buộc được đánh giá là phiên bản cải tiến hơn. So với mắc cài sứ thông thường, những nhược điểm đã được cải thiện rõ rệt. Phần chun buộc đã được thay bằng chốt tư động để cố định dây cung trong mắc cài. Nhờ vậy, mắc cài sứ có thể trượt tự động trên hàm răng. Cảm giác đau nhức và khó khăn khi vệ sinh cũng được giảm thiểu tối đa. Tình trạng bung nút cài cũng được khắc phục.
2.2 Các loại dây cung để niềng răng mắc cài sứ
Khi thực hiện niềng bằng mắc cài sứ, người dùng có thể lựa chọn một trong hai loại dây cung.
– Dây cung kim loại: Loại dây cung này sở hữu độ cứng cao. Khả năng tạo lực kéo giúp chỉnh nha mạnh. Tuy nhiên, chúng lại hiện rõ trên bề mặt của răng gây nhiều trở ngại. Điển hình là trong quá trình giao tiếp của người dùng, khiến người dùng giảm đi sự tự tin.
– Dây cung niken trong suốt: Đây là loại dây cung có màu trắng tương đối giống với màu răng. Do đó, tính thẩm mỹ của loại dây cung này được đánh giá cao hơn. Khi nhìn bằng mắt thường, ta rất khó có thể nhận ra niềng răng.
3. Những đối tượng nên niềng bằng mắc cài sứ
Sau đây là những đối tượng nên lựa chọn sử dụng mắc cài sứ để niềng:
– Tình trạng răng khấp khểnh, răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, …
– Tình trạng những đối tượng có khớp cắn bị sai lệch.
– Những trường hợp có liên quan tới hàm như méo hàm, hàm lệch, hàm hẹp, …
– Những đối tượng có công việc cần giao tiếp nhiều. Niềng răng mắc cài bằng sứ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp người dùng không bị mất đi sự tự tin.
4. Những ưu điểm và hạn chế của niềng răng bằng mắc cài sứ
4.1 Ưu điểm
4.1.1 Hiệu quả niềng răng được đảm bảo
So sánh thấy nguyên lý hoạt động của niềng răng bằng mắc cài sứ và mắc cài kim loại là giống nhau. Do đó, hiệu quả mà 2 phương pháp này đem lại cũng tương tự nhau. Niềng răng bằng mắc cài sứ sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm của hàm răng cũng như khớp cắn nếu thực hiện đúng cách.
4.1.2 Không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ
Nhờ chất liệu sứ có màu sắc trong gần như trùng với màu răng nên tình trạng lộ niềng được hạn chế. Nếu không đứng quá gần, ta sẽ khó nhận ra niềng răng bằng mắt thường.
4.1.3 An toàn với người sử dụng
Vật liệu được sử dụng để sản xuất mắc cài sứ là loại sứ nguyên chất. Chất liệu này đảm bảo độ lành tính với người sử dụng. Khi đeo, người dùng sẽ tránh được tình trạng bị kích ứng, bị viêm nướu, …
4.2 Hạn chế
4.2.1 Chất liệu sứ dễ vỡ
Có lợi thế là tính thẩm mỹ nhưng mắc cài sứ lại dễ bị nứt, vỡ khi có tác động mạnh. Do đó, người sử dụng sẽ luôn cần giữ gìn cẩn thận, tránh gây hại với mắc cài. Hiện nay, khoa học phát triển rất nhanh, mắc cài sứ cũng đã được cải thiện nhiều hơn về độ bền. Do đó, vấn đề dễ vỡ cũng không còn đáng ngại như trước.
4.2.2 Mắc cài có thể khiến người dùng khó chịu
Thời gian đầu khi chưa quen, niềng bằng mắc cài sứ sẽ dễ gây cảm giác khó chịu. Điều này là do mắc cài bị va chạm với phần mềm ở trong miệng. Nó có thể gây ra những vết thương, cộm hay vướng víu. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, người dùng sẽ dần quen với cảm giác này.
5. Lưu ý khi niềng răng mắc cài sứ
Để hiệu quả niềng được như mong muốn không chỉ phụ thuộc vào quy trình thực hiện và tay nghề của bác sĩ. Người dùng cũng cần tuân theo những lưu ý và chế độ chăm sóc phù hợp:
– Ăn những loại thực phẩm dễ nhai, mềm, dễ nuốt để hạn chế nguy cơ gây đau nhức răng và khiến nút cài bung ra.
– Hạn chế tối đa ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng: Đồ ngọt, nước uống có ga, …
– Thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng cẩn thận: đánh răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, thao tác chải răng nhẹ nhàng, kết hợp làm sạch bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa, …
Vừa rồi, chúng ta đã điểm qua một số kiến thức cần biết về niềng răng bằng mắc cài sứ. Bên cạnh đó, khi quyết định niềng răng, ta nên thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ hiệu quả và an toàn cho bản thân.