Yếu tố về di truyền, môi trường sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày có tác động rất lớn tới cân nặng cơ thể. Mặc dù không thể thay đổi được yếu tố về di truyền nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh lối sống của mình để giữ cho cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế tối đa nguy cơ béo phì. Sau đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn tới béo phì không kìm hãm được.
Menu xem nhanh:
1. Ngủ không đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ cao bị béo phì. Mất ngủ làm tăng sự thèm ăn bằng cách giải phóng hormone ghrelin kích thích cơn đói. Kết quả là bạn có thể tiêu thụ nhiều calo hơn mức cơ thể cần.
2. Ngồi một chỗ quá lâu
Bạn càng ngồi nhiều thì nguy cơ béo phì càng tăng cao cho dù có tập thể dục nhiều như thế nào. Ngòi một chỗ không chỉ khiến lượng calo mà cơ thể đốt cháy bị giảm sút mà còn ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất.
3. Ăn quá nhiều
Khẩu phần thức ăn tăng, ăn quá nhiều khiến lượng calo cơ thể nhận được nhiều hơn lượng calo đốt cháy. Tốt nhất nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với khẩu phần ăn ở mức vừa phải.
4. Uống các loại đồ uống có đường
Nhấm nháp nước trái cây hoặc soda có đường có liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Calo từ chất lỏng không nhiều như calo từ thực phẩm, vì cơ thể cảm thấy chưa no nên sẽ tiếp tục ăn nhiều hơn để thỏa mãn cơn đói.
5. Ăn đồ ăn chế biến sẵn
Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến có xu hướng tăng cân nhiều hơn người khác, theo thông tin từ một nghiên cứu. Vì thế tốt nhất nên lựa chọn thực phẩm tươi sạch từ thiên nhiên.
6. Luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng có liên quan đến kích thước vòng eo lớn hơn. Căng thăng làm giải phóng hormone cortisol lũy chất béo và có thể gây ra cảm giác thèm ăn đồ ngọt và béo.
7. Không tập thể dục
Hãy tích cực vận động! Kể cả với những người có xu hướng béo phì do di truyền thì tập thể dục đều có thể giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyên rằng nên dành 150-300 phút để hoạt động thể chất với cường độ trung bình hàng tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, để tránh tăng cân.
8. Bỏ bữa
Nhiều người nghĩ rằng bỏ bữa sẽ cắt giảm bớt lượng calo giúp hạn chế béo phì nhưng chiến lược này thực tế lại phản tác dụng. Nhịn đói trong một thời gian dài càng khiến cho bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn.
9. Ăn theo… cảm xúc
Một số người ăn nhiều hơn bình thường khi họ đang buồn, căng thẳng, buồn chán, hay tức giận. Theo thời gian, thói quen ăn uống bất thường theo cảm xúc này có thể dẫn đến béo phì.
10. Lạm dụng rượu, bia
Đồ uống có cồn chứa calo và làm tăng sự thèm ăn của bạn. Những người uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị béo phì theo kết luận của nhiều nghiên cứu. Các chuyên gia khuyên rằng nam giới không nên uống quá 2 ly/ngày và không quá 1 ly/ngày đối với phụ nữ.