Những thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng để giúp tình trạng bệnh không tệ hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét dạ dày tá tràng là tổn thương ở niêm mạc dạ dày và tá tràng hoặc phần trên của ruột non. Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng bị suy yếu bởi acid dạ dày – loại acid được dạ dày sản xuất ra để tiêu hóa thức ăn. Đây là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa, với tỉ lệ dân số có nguy cơ lên tới 70% tại Việt Nam.
Loét dạ dày tá tràng gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, thay đổi khẩu vị, nôn và cảm giác nóng rát ở dạ dày. Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình nhất do niêm mạc dạ dày bị tổn thương cùng với tác động của acid dạ dày. Thường đau tăng khi quá đói hoặc quá no, sau đó cơn đau xuất hiện bất thường với tần suất dày và mức độ nặng hơn.
2. Những thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng
Một số thực phẩm có thể khiến cho triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng trở nên tồi tệ hơn, vì thế người bị loét dạ dày tá tràng cần hết sức lưu ý để chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng:
2.1 Thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng: Thực phẩm cay
Thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét dạ dày tá tràng. Các loại gia vị như hạt đậu khấu, hạt tiêu đen, hạt mù tạt và ớt bột có thể gây ra đau bụng, cảm giác nóng rát ở bụng và các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày tá tràng. Những triệu chứng này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi ăn các loại ớt.
Thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét dạ dày tá tràng
2.2 Sữa
Các protein trong sữa có thể khuyến khích việc sản xuất axit dạ dày quá mức, gây ra kích ứng vết loét. Theo nghiên cứu của Balch và Stengler, một số vết loét có thể do dị ứng với sữa.
2.3 Bột mì trắng
Bột mì trắng được sản xuất bằng cách xử lý và tẩy trắng hạt lúa mì. Quá trình chế biến sẽ loại bỏ đi khá nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có sẵn ở lúa mì. Đồng thời việc chế biến cũng khiến lúa mì trở thành một carbohydrate đơn giản và khó tiêu hóa, gây tăng tiết acid dạ dày.
2.4 Thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng: Đồ ăn chiên rán
Các loại thực phẩm được chiên trong dầu thực vật như khoai tay chiên, gà rán…có thể gây kích ứng dạ dày và tổn thương tá tràng và gây ra các triệu chứng loét dạ dày tá tràng. Thực phẩm giàu chất béo như chân, cánh gà, thịt bò, thịt lợn cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.
2.5 Cà phê
Cho dù là cà phê có chứa caffeine hay đã lọc bỏ caffeine thì vẫn chứa các chất kích hoạt việc sản xuất acid clohydric trong dạ dày. Vì thế người bị loét dạ dày tá tràng nên tránh tiêu thụ cà phê.
3. Những thực phẩm nên ăn khi bị loét dạ dày tá tràng
3.1 Tăng cường rau xanh giàu vitamin
Ngoài thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm có lợi. Trong rau xanh, đặc biệt là rau xanh đậm chứa hàm lượng lớn vitamin như A, C, K, Axit Folic, sắt, canxi và đặc biệt là chất xơ. Chất xơ trung hòa axit trong dạ dày đồng thời làm dịu triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau thượng vị, ngừa viêm loét… Các loại rau xanh như rau bắp cải, rau chân vịt, rau súp lơ… Hoa quả như táo, lê…
3.2 Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Các loại thực phẩm tốt như sữa chua, canh miso, kim chi, dưa cải bắp, kombucha và tempeh rất giàu vi khuẩn có lợi probiotic. Chúng giúp làm lành các vết loét bằng cách chống lại vi khuẩn HP.
3.3 Thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày
Khi trong dịch vị chứa quá nhiều axit sẽ gây tình trạng đau thượng vị, tổn thương các vết loét. Khi xuất hiện các cơn đau do axit dịch vị, người bệnh có thể ăn một số thực phẩm có tính thấm hút, bọc lại các vết loét không gây kích ứng. Một số thực phẩm có thể kể đến như bánh mì, bỏng ngô mềm, bỏng gạo…
4. Lưu ý với thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng
4.1 Lưu ý khi chọn lựa thực phẩm
– Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc.
– Kiêng thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Thực phẩm chua (giấm, chanh, ớt), gia vị mạnh (tiêu, gừng, riềng); các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.
– Tránh thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….
– Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…
– Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu: bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng…) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác.
4.2 Lưu ý trong thói quen ăn uống
– Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no: Vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn.
– Tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn… vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Tránh ăn quá đặc, quá loãng: Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.
Trên đây là những thực phẩm nên ăn và thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày tá tràng. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng gọi tới số hotline hoặc đặt trực tuyến qua website. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.