Trẻ bị lác mắt đã không còn là trường hợp hiếm gặp hiện nay bởi ngày càng xuất hiện nhiều tác nhân nguy hiểm ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về vấn đề mắt bé bị lác, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân dẫn đến việc mắt bé bị lác
Mắt lác hay còn có tên gọi khác là mắt lé, là một bệnh lý về mắt, với tình trạng hai mắt của chúng ta không nhìn thẳng về phía trước được mà thay vào đó lại nhìn theo hai hướng khác nhau.
Cụ thể khi một mắt nhìn về phía trước thì mắt còn lại sẽ nhìn đi những hướng khác như nhìn lên trên (mắt lác trên), nhìn xuống dưới (mắt lác dưới), nhìn vào trong (mắt lác trong) hay nhìn ra bên ngoài (mắt lác ngoài). Dù là tình trạng nào thì cũng đều ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tầm nhìn và thẩm mỹ của người mắc phải.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mắt bé bị lác là do sự khác biệt về phần cơ xung quanh mỗi mắt. Thông thường, mỗi mắt của chúng ta sẽ hoạt động thông qua việc tập trung vào một vật hay một điểm nào đó nhờ sự hoạt động của nhóm sáu cơ quan quanh mắt. Khi xảy ra vấn đề ở một hoặc nhiều cơ quan đó hoặc chúng phối hợp với nhau một cách không tốt, bên mắt bị vấn đề đó có khả năng sẽ không thể nhìn tập trung được theo như mong muốn. Từ đó xuất hiện tình trạng tuy đã cố gắng nhìn về một hướng hoặc một vật nào đó nhưng hai mắt lại nhìn theo hai hướng khác nhau.
Trẻ nhỏ bị lác mắt có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ những bệnh lý ở mắt, biến chứng ở mắt khi sinh nhưng phát triển chậm thành bệnh.
2. Làm thế nào để biết trẻ bị bệnh lác mắt?
Có thể nhận biết căn bệnh lác mắt qua hoạt động nhìn của trẻ. Triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này là khi nhìn vào một vật, hai mắt thường không thể tập trung tại một điểm mà lại nhìn vào hai hướng khác nhau. Điều này khiến trẻ bị lác mắt gặp khó khăn khi nhìn một vật cụ thể, các bé sẽ phải nghiêng đầu để hai mắt cùng nhìn được vị trí và hình dáng chính xác của vật.
Triệu chứng của bệnh lác mắt thường bắt đầu từ những khó khăn nhỏ nhặt trong việc nhìn, sau đó dần dần trở nên nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lác mắt bao gồm:
– Khó nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách xa.
– Khó nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách gần.
– Mắt mờ hoặc mờ đi trong một khoảng thời gian ngắn.
– Khó nhìn vào ánh sáng mạnh hoặc đối mặt với ánh sáng mạnh.
– Mắt khô hoặc mệt mỏi.
Để kiểm tra đơn giản xem mắt của trẻ có bị lác hay không, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách sau:
– Ngồi đối diện, yêu cầu trẻ nhìn thẳng vào mắt bạn: Hãy quan sát hoạt động mắt của trẻ, nếu hai mắt không đối xứng hoặc không thể đối xứng mặc dù đã cố gắng tập trung nhìn vào một điểm thì trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lác mắt.
– Nếu trẻ không thể tập trung, hãy đưa trẻ một món đồ chơi mà bé thích. Khi bé tập trung nhìn vào món đồ chơi mà hai mắt bị lệch nhau thì trẻ có nguy cơ cao là bị lác mắt.
Một số trường hợp mắt bé bị lác thể nhẹ, lác không thường xuyên hoặc tình trạng lác ẩn rất khó để nhận biết. Nếu có nghi ngờ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, chẩn đoán cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện bé bị lác.
3. Chẩn đoán và điều trị lác mắt cho trẻ
3.1. Chẩn đoán tình trạng mắt bé bị lác
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bé bị bệnh lác mắt qua việc thăm khám lâm sàng với sự hỗ trợ của kính y học. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra về thần kinh và võng mạc để loại trừ được nguyên nhân do giảm thị hoặc hoặc do tính trạng khó nhìn.
Trẻ bị lác mắt có thể đột ngột xảy ra nên các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện được bệnh sớm. Phát hiện càng sớm, khả năng điều trị khỏi bệnh là càng cao. Thống kê từ các nhà nghiên cứu cho thấy, trẻ dưới 3 tuổi bị lác mắt nếu điều trị tích cực thì khả năng khỏi bệnh lên tới 92%.
3.2. Điều trị mắt bé bị lác như thế nào?
Để điều trị bệnh lác mắt, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà chỉ định một trong những phương pháp sau:
– Đeo kính hoặc sử dụng miếng che mắt, tạo thói quen hoạt động và nhận hình ảnh từ mắt yếu hơn.
– Thực hiện một số bài tập đơn giản có khả năng giúp trẻ nhìn tập trung vào một hướng bằng cả hai mắt.
– Trong trường hợp trẻ bị lác mắt nặng, có thể xem xét đến phương pháp phẫu thuật cơ mắt. Phẫu thuật càng sớm tỷ lệ thành công càng cao.
4. Những thói quen giúp trẻ giảm sự tiến triển của căn bệnh mắt lác
Bên cạnh những biện pháp điều trị bệnh thì việc có những thói quen tốt giúp giảm tình trạng tiến triển của căn bệnh lác mắt cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát là rất quan trọng đối với trẻ.
Để phòng ngừa bệnh lác mắt cho trẻ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như:
– Bảo vệ mắt trẻ khỏi ánh sáng mạnh bằng cách đeo kính râm hoặc mũ bảo hiểm khi cần thiết.
– Tránh để trẻ tiếp xúc với các chất độc hại điển hình như khói thuốc lá.
– Thực hiện các bài tập mắt thường xuyên để giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.
– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin A, C, E và kẽm.
– Dùng kính hoặc miếng che mắt một cách thường xuyên khi bạn có thời gian luyện tập.
– Khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng cũng như phát hiện những chuyển biến thất thường.
– Thông báo với bác sĩ nếu như những biện pháp tự cải thiện không đem lại hiệu quả.
Trẻ bị lác mắt dù không ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nhưng cũng không vì thế mà cha mẹ chủ quan khi mắt bé bị lác, phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao. Nếu phát hiện bé nhà bạn có biểu hiện của bệnh lác mắt được nêu ở trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám cho bé, từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời nếu bé mắc bệnh.