Vắc xin uốn ván đã được Bộ Y tế khuyên các mẹ bầu nên tiêm chủng đầy đủ trước và trong khi mang thai để đạt được hệ miễn dịch tối ưu với loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Vậy mẹ bầu quên tiêm 2 mũi uốn ván có sao không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của mũi tiêm uốn ván trước và trong khi mang thai
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Độc tố của trực khuẩn uốn ván rất mạnh và bệnh phát triển nhanh chóng. Nếu không can thiệp kịp thời, tỷ lệ tử vong do bệnh này rất cao.
Trực khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp mọi nơi trong môi trường sống và có thể lây nhiễm vào người khỏe mạnh qua các vết thương hở. Đặc biệt, trực khuẩn uốn ván rất kháng sinh và dưới nhiệt độ cao cũng không tiêu diệt chúng một cách triệt để.
Theo số liệu thống kê tháng 12/2023 trên báo vnexpress.net, tỷ lệ tử vong của người mắc uốn ván dao động từ 25% – 90%, trong đó, trẻ sơ sinh bị uốn ván có thể tử vong đến 95%. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua các vết thương hở trên da trong quá trình chuyển dạ. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trong khi cắt dây rốn bằng dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh.
Do đó, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho cả mẹ và bé, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con quan trọng. Trước khi mang thai, phụ nữ đã cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác như: vắc xin sởi, quai bị, rubella.
Với vắc xin uốn ván, phụ nữ mang thai cần tiêm phòng vào thời điểm thích hợp trước và trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai không hiểu rõ vấn đề này và có lo ngại việc tiêm phòng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo các bác sĩ, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể trước, ngăn chặn sự lây nhiễm, mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ sinh. Hơn nữa, việc tiêm phòng này cũng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.
Vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến thai nhi và có thể bảo vệ sức khỏe cả hai mẹ và con. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng mà nên tuân thủ hướng dẫn tiêm phòng đúng cách.
2. Mẹ bầu quên tiêm 2 mũi uốn ván có sao không?
Việc mẹ bầu quên tiêm 2 mũi uốn ván có thể gây hoang mang và lo lắng cho nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đã lỡ quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai, không nên cố gắng tiêm bù tại ngay thời điểm đó.
Thay vào đó, bạn cần tìm sự tư vấn từ các cơ sở y tế có chuyên gia tiêm chủng và bác sĩ chuyên khoa sản để có được tư vấn và hướng dẫn phác đồ chính xác.
Các loại vắc xin, bao gồm vắc xin uốn ván tiêm trước khi mang thai, đều có chỉ định cụ thể về thời điểm và liều lượng tiêm. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý tiêm bù hoặc tiêm không đúng thời điểm, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Điều quan trọng là mẹ bầu nên tìm đến các cơ sở y tế và bác sĩ chuyên khoa đáng tin cậy để xét nghiệm kháng thể. Qua quá trình này, mẹ bầu sẽ biết được cơ thể đã có những kháng thể nào và kháng được những bệnh nào.
Thực tế đã có nhiều trường hợp mẹ bầu quên tiêm mũi 2 uốn ván trước khi mang thai và thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu đã xảy ra tình huống này. Lo lắng quá mức chỉ gây thêm stress và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ đã có kế hoạch sinh con, nên tham khảo lịch tiêm phòng vắc xin uốn ván trước khi mang thai và đảm bảo tiêm phòng đầy đủ để có hành trình mang thai thuận lợi hơn.
3. Mẹ bầu tiêm uốn ván muộn có sao không?
Theo các bác sĩ, trên thực tế có nhiều mẹ bầu quên lịch tiêm chủng vắc xin uốn ván trong thai kì của mình.
Nếu mẹ bầu quên tiêm mũi 2 trước khi sinh, bạn có thể đặt lịch để tiêm bù nếu cách ngày sinh của bạn còn khoảng 30 ngày. Sau khi tiêm, cần một khoảng thời gian 30 ngày để cơ thể phát triển kháng thể đủ phòng chống lại bệnh uốn ván.
Tuy nhiên, tiêm phòng muộn không hiệu quả bằng việc tiêm phòng đúng lịch, vì chưa đủ thời gian để cơ thể sản sinh kháng thể. Vì vậy, khi mang thai mẹ bầu nên chú ý ghi nhớ lịch tiêm chủng của mình để chủ động hơn trong các mũi tiêm phòng.
4. Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Bên cạnh vấn đề mẹ bầu quên tiêm 2 mũi uốn ván thì những mẹ bầu khác đang trong thai kì hoặc chuẩn bị mang thai cũng cần nắm rõ được phác đồ tiêm chủng của mình. Việc chủ động tiêm chủng, không bỏ sót mũi tiêm sẽ giúp bạn có 1 hành trình thai kì thuận lợi hơn.
Lịch tiêm chủng uốn ván đòi hỏi khá nhiều mũi tiêm, vì thế nhiều người không thể nhớ hết được phác đồ mình cần thực hiện cho chuẩn chỉ. Dưới đây, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ tới bạn đọc lịch tiêm chủng dễ nhớ, dễ thực hiện để các mẹ bầu không bị bỏ sót mũi tiêm nào:
– Đối với phụ nữ chưa mang thai lần nào, chưa tiêm đầy đủ các mũi vắc xin uốn ván hoặc mũi nhắc lại uốn ván trước mang thai:
Thực hiện tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin uốn ván, mỗi mũi cách nhau ít nhất 4 tuần. Trong đó, mẹ bầu cần hoàn thành mũi tiêm thứ 2 trước dự sinh ít nhất 30 ngày.
– Đối với người mang thai lần đầu, đã tiêm đầy đủ các mũi vắc xin uốn ván cơ bản, tiêm nhắc lại uốn ván trước khi mang thai:
Mẹ bầu chỉ cần thực hiện thêm 1 mũi vắc xin uốn ván tại thời điểm trước dự sinh của mình ít nhất 30 ngày.
– Với mẹ bầu mang thai lần 2 và các lần sau: chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván trong suốt thai kì, cách dự sinh ít nhất 4 tuần và không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các lần sinh nở.
Bên cạnh vắc xin uốn ván đơn lẻ, các mẹ bầu có thể tiêm kết hợp vắc xin phòng 3 bệnh trong 1 mũi như: bạch hầu – ho gà – uốn ván. Tuy nhiên, lịch tiêm sẽ được thay đổi phù hợp với tình trạng mang thai của bạn. Những vắc xin này có thể tiêm trước hoặc trong thai kì, bạn cần có sự tư vấn trực tiếp từ chuyên gia y tế để có phác đồ tiêm phù hợp.
Trên đây, bài viết đã đưa ra những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề mẹ bầu quên tiêm chủng 2 mũi uốn ván có sao không? Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để được Thu Cúc TCI hỗ trợ giải đáp kịp thời.