Khi nào cần nội soi tiêu hóa là thắc mắc của không ít người. Theo các chuyên gia và bác sĩ về tiêu hóa thì khi thường xuyên có dấu hiệu khó tiêu, đau bụng, ợ hơi thì bạn nên kiểm tra hệ tiêu hóa.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm nội soi tiêu hóa và mục đích
Tùy thuộc vào các dấu hiệu bất thường của cơ thể để xác định khi nào cần nội soi tiêu hóa. Phương pháp nội soi ngày nay khá quen thuộc và dễ thực hiện.
1.1 Khái niệm
Nội soi tiêu hóa là tên gọi chung của nội soi dạ dày, đại tràng. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đưa vào cơ thể người bệnh để thăm khám. Các hình ảnh chi tiết từ các bộ phận sẽ được truyền tới màn hình quan sát để bác sĩ dựa vào đó chẩn đoán. Phát hiện các dấu hiệu bất thường càng sớm sẽ càng tốt cho quá trình điều trị.
Theo các thống kê y tế mới nhất ở Việt Nam thì ung thư dạ dày chiếm khoảng 20% trong các loại ung thư. 10-15% là tỷ lệ ung thư đại tràng.
1.2 Nội soi tiêu hóa để làm gì?
Khi nào cần nội soi tiêu hóa? Nội soi tiêu hóa không chỉ kiểm tra mỗi dạ dày mà còn kiểm tra toàn bộ các thành phần của hệ tiêu hóa. Các bộ phận gồm có: Thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng,…Nội soi tiêu hóa không chỉ được dùng để chẩn đoán mà đôi khi có tác dụng điều trị bệnh lý.
2. Khi nào cần nội soi tiêu hóa?
Khi nào mọi người cần nội soi tiêu hóa? Khi bệnh nhân thấy những bất thường của cơ thể cụ thể như:
2.1 Rối loạn bài tiết
Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, đi cầu không hết phân. Phân có hình dạng bất thường: Không thành khuôn, nhỏ dẹt,…Phân có lẫn máu nhầy là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
2.2 Khi nào cần nội soi tiêu hóa? Khi thường xuyên đau bụng
Thường có cảm giác đau bụng lâm râm, đau quặn. Bên cạnh đó là cảm giác chán ăn, khó tiêu, chướng bụng.
2.3 Thiếu máu không rõ nguyên nhân
Nếu người bệnh bị thiếu máu mà không thể xác định nguyên nhân thì rất có thể do loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất hiện khối u.
2.4 Khi nào cần nội soi tiêu hóa? Nếu thấy cân nặng tụt nhanh
Khi bản thân không tham gia bất cứ chế độ tập luyện hay giảm cân nào mà thấy cân nặng giảm thì bạn đang có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.
2.5 Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược
Đây là biểu hiện thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua vì dễ lầm tưởng sang nguyên nhân khác.
Một số trường hợp các khối u hình thành nhanh chóng khiến người bệnh có thể tự sờ thấy trên thành bụng. Các khối u thường cứng, đau có thể gây thủng, tắc ruột.
3. Nội soi tiêu hóa có đau không?
Về cơ bản nội soi tiêu hóa khá an toàn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thăm khám cũng có thể xảy ra một số biến chứng như:
– Chảy máu: Nguy cơ tăng khi sau nội soi người bệnh cần lấy mẫu mô đường tiêu hóa để sinh thiết hoặc kết hợp trị bệnh.
– Nhiễm trùng: Phần lớn các trường hợp nội soi hoặc kết hợp sinh thiết có tỷ lệ nhiễm trùng thấp. Nếu bị nhiễm trùng bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao sẽ được bác sĩ cho dùng kháng sinh đề phòng trước khi thực hiện.
– Rách, tổn thương đường tiêu hóa. Khi nội soi cũng không thể tránh khỏi những rủi ro. Chỉ cần một vết rách nhỏ ở thực quản hay bất cứ bộ phận nào khác có thể khiến người bệnh phải nhập viện. Nếu không may mắn bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị. Trường hợp này thường gặp hơn khi nội soi kết hợp cùng kỹ thuật khác như: Điều trị giãn thực quản.
– Phản ứng với thuốc: Người bệnh sẽ được dùng thuốc an thần để giảm khó chịu trong quá trình khám bệnh. Hiện nay có nhiều loại thuốc an thần khác nhau và có thể gây tác dụng phụ. Mặc dù không nhiều nhưng có một số người sẽ mẫn cảm với thành phần của thuốc. Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình nội soi.
Người khám có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng bằng cách thực hiện chính xác và đầy đủ các bước yêu cầu của bác sĩ. Một trong số đó là: Nhịn ăn uống, ngưng sử dụng một số loại thuốc.
4. Quy trình thực hiện và mức chi phí cho nội soi dạ dày
Sau khi xác định được các vấn đề về hệ tiêu hóa bác sĩ sẽ tiến hành xác định phác đồ điều trị. Phác đồ là quy trình điều trị cơ bản dựa theo tình trạng bệnh.
4 .1. Các bước thực hiện
Trước khi bắt đầu, y tá sẽ thực hiện các thủ thuật chuẩn bị đối với bệnh nhân. Bạn có thể hỏi các thắc mắc về quá trình nội soi. Điều này giúp bạn trấn an tâm lý, giảm lo lắng trước khi bắt đầu nội soi.
Thời gian để thực hiện nội soi khá nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành các khâu. Sẽ có thời gian phát sinh khi bạn cần điều trị chung một tình trạng nhất định.
Các bác sĩ sẽ hỏi han sức khỏe của người khám trước khi tiến hành nội soi. Người bệnh được gây mê bằng thuốc xịt gây tê toàn bộ vùng họng. Bạn sẽ được thông báo về thuốc gây tê trước khi tiến hành. Đối với trẻ nhỏ sẽ được gây mê toàn phần để giảm sự khó chịu cho các bé. Ống nội soi nhỏ được đưa vào trong thực quản để ghi lại các hình ảnh chi tiết.
4.2. Mức chi phí chính cho nội soi tiêu hóa
Mức giá của nội soi tiêu hóa rất khó đưa ra con số cụ thể. Tùy từng địa phương cũng như cơ sở khám bệnh sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng có thể ước chừng khoản tiền cần chi trả.
Phương pháp thực hiện: Hiện nay có hai phương pháp là truyền thống và hiện đại. Đa phần người bệnh hiện nay sẽ lựa chọn phương pháp thứ hai vì không tốn thời gian, không gây đau đớn. Chi phí cho 1 lần nội soi gây mê khoảng 1 triệu đồng.
Địa điểm khám: Các bệnh viện công sẽ có mức giá rẻ hơn các bệnh viện tư. Hiện nay cũng có rất nhiều phòng khám có thể nội soi tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn địa điểm uy tín, chất lượng để đảm bảo được chẩn đoán bệnh chính xác và giảm thiểu nguy cơ rủi ro.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ những dấu hiệu để bạn biết khi nào cần nội soi tiêu hóa. Nếu thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu trên bạn cần đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh. Đừng nên để bệnh đã nặng mới đi khám hay chữa trị sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.