Những tác hại gan nhiễm mỡ và cách giảm nhẹ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ thường lành tính ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân nặng, tác hại gan nhiễm mỡ gây ra cho người bệnh vô cùng nghiêm trọng, bao gồm xơ gan, suy gan, ung thư gan hoặc xuất huyết tiêu hóa, rối loạn khả năng đông máu. 

1. Hiểu về gan nhiễm mỡ và các tác nhân gây bệnh

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Đây là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong tế bào gan, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây tổn thương gan, dẫn đến viêm gan. Bệnh được chia thành 2 loại chính là gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Trong đó, người mắc bệnh xuất phát từ các nguyên nhân không liên quan đến rượu có tỉ lệ cao hơn. Nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu bao gồm chế độ ăn không lành mạnh, béo phì, tiểu đường và tác dụng phụ của thuốc.

Ngược lại, người bị gan nhiễm mỡ do rượu đều xuất phát từ thói quen sử dụng đồ uống có cồn quá mức. Điều này gây tổn thương và làm tích tụ mỡ trong tế bào gan.

Ngoài các nguyên nhân chính đã đề cập, còn có một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, bao gồm di truyền, tiền sử bệnh lý mỡ máu cao và kháng insulin.

Gan nhiễm mỡ có thể làm tổn thương gan, dẫn đến viêm gan

Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây tổn thương gan, dẫn đến viêm gan

2. Tác hại gan nhiễm mỡ gây ra cho sức khỏe người bệnh

Ở giai đoạn đầu, tác hại gan nhiễm mỡ hầu như không đáng kể. Các bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động bình thường nhờ khả năng bù trừ của gan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2.1. Suy giảm chức năng của gan

Gan là bộ phận quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn, lọc chất độc hại và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn mức cho phép sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng như chuyển hóa chất béo và điều tiết sự cân bằng năng lượng. Đây là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao.

Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Vì vậy, khi gan bị mỡ xâm chiếm có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.

Nghiêm trọng hơn, ở những giai đoạn nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm gan mạn tính. Lúc này, mô gan bị tổn thương, hình thành sẹo. Viêm gan mạn tính có thể gây suy giảm chức năng và tạo thành tổn thương vĩnh viễn cho gan.

Suy giảm chức năng gan là một trong những tác hại gan nhiễm mỡ gây ra cho người bệnh thường gặp nhất

Gan nhiễm mỡ có thể làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo

2.2. Tác hại gan nhiễm mỡ: suy gan, ung thư gan

Những người bị gan nhiễm mỡ nặng có nguy cơ cao gặp biến chứng suy gan và ung thư gan. Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, mô gan bị tổn thương và thay thế bởi sẹo gan, gây suy gan. Bệnh nhân suy gan gần như không thể phục hồi và có các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, xuất hiện các mạch máu trên da, rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề khác liên quan.

Gan nhiễm mỡ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi bệnh phát triển đến các giai đoạn cuối, có thể gây ra các khối u trong gan. Ung thư gan là một bệnh lý gan mật nguy hiểm và khó điều trị, có thể gây tử vong.

2.3. Gan nhiễm mỡ gây rối loạn khả năng đông máu

Gan nhiễm mỡ là một trong những tác nhân gây rối loạn khả năng đông máu. Khi gan bị tổn thương do tích tụ quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất chất giúp đông máu và các yếu tố liên quan.

Rối loạn khả năng đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu và rủi ro nhiễm trùng. Bệnh nhân cần theo dõi sát sao và điều trị đúng cách để giảm tác động xấu đến cơ thể.

2.4. Tác hại gan nhiễm mỡ tới hệ tiêu hóa

Ở một số bệnh nhân, gan bị tích mỡ có thể ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận, chuyển hóa chất béo, rối loạn hoạt động của dạ dày, tá tràng và làm tổn thương niêm mạc tiêu hóa. Người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiểu tiện.

Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn

Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy

3. Biện pháp giảm nhẹ tình trạng gan nhiễm mỡ

Có thể thấy, tác hại gan nhiễm mỡ gây ra không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn làm khởi phát nhiều vấn đề tiêu cực đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện biện pháp để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn quá trình tích tụ chất béo trong gan diễn ra.

3.1. Thay đổi lối sống kiểm soát gan nhiễm mỡ

Việc duy trì lối sống lành mạnh là điều cần thiết để cải thiện chức năng gan. Bệnh nhân có thể tham khảo một số gợi ý sau đây từ các chuyên gia y tế để tăng cường sức khỏe gan mật:

– Ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng: Hạn chế cholesterol trong khẩu phần ăn. Tăng cường tiêu thụ rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein ít mỡ như thịt gà không da, cá, đậu, hạt và các sản phẩm từ sữa không béo.

– Giảm cân nếu cần thiết: Biện pháp này góp phần giảm lượng mỡ và cải thiện chức năng gan. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch giảm cân phù hợp và an toàn.

– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan mà còn có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp. Bệnh nhân hãy tìm một hoạt động thể dục yêu thích và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Kiểm soát căng thẳng: Stress, lo âu là một trong những yếu tố khiến triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn. Hãy tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động tăng cường sức khỏe tinh thần.

3.2. Hạn chế rượu bia

Theo các chuyên gia, người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng hoàn toàn rượu bia để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân cần đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng và kiên trì thực hiện. Lưu ý rằng, rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn gây tác động tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, thần kinh và tim mạch. Hạn chế rượu bia là biện pháp hữu hiệu để cải thiện sức khỏe toàn diện của cơ thể.

Ngoài các biện pháp trên, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi và đến cơ sở tế ngay khi thấy triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn trong quá trình trị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital