Tiêm vacxin trước khi mang thai là một trong những điều quan trọng mà các chị em quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để nắm được các mũi vacxin quan trọng cần tiêm và cần lưu ý những gì khi tiêm chủng để sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao phải cần thiết tiêm phòng trước khi mang thai?
– Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm:Tiêm phòng giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, và cả cúm. Những bệnh này có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và thai nhi trong quá trình mang thai.
– Ngăn ngừa biến chứng: Nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi… Việc tiêm vacxin giúp ngăn chặn nguy cơ này và bảo vệ cả bạn và thai nhi khỏi những biến chứng không mong muốn.
– Tạo miễn dịch cho thai nhi: Việc tiêm phòng trước lúc mang thai giúp mẹ truyền miễn dịch cho thai nhi thông qua việc truyền tải các kháng thể cần thiết. Điều này giúp thai nhi có sẵn một lượng nhất định kháng thể từ khi mới sinh, bảo vệ chúng khỏi nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Việc tiêm vacxin giúp tạo ra sự miễn dịch cho bản thân và thai nhi, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm phòng là an toàn và không gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi.
Mặc dù việc tiêm vacxin trước khi mang thai không bắt buộc, nhưng nếu bỏ qua bước này, thai phụ khi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây nguy cơ cho thai nhi, như dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh. Hậu quả có thể là sảy thai hoặc sinh non. Việc tiêm vacxin trước thai kỳ giúp truyền kháng thể bảo vệ sang cho con thông qua cơ chế như nhau thai và sữa mẹ, giúp bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh khi chưa đủ tuổi tiêm vacxin. Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc xem xét tiêm phòng cực kỳ quan trọng.
2. Các mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai và lưu ý quan trọng
2.1 Cần tiêm những loại vacxin nào trước khi mang thai?
Dưới đây là danh sách các loại vacxin mà phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai:
– Mũi tiêm vacxin phòng sởi – quai bị – Rubella:
Trước khi định kế hoạch mang thai, phụ nữ cần tiêm vacxin sởi – quai bị – Rubella ít nhất 3 tháng trước. Dù các bệnh này không thường gây tác động lớn đến người mẹ, nhưng chúng có thể gây ra hậu quả nguy hiểm như tử vong thai lưu và thai sinh dị tật. Việc tiêm vacxin này là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa.
– Mũi tiêm vacxin phòng cúm:
Vacxin cúm cung cấp bảo vệ chống lại những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Cúm trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc tiêm vacxin cúm trước 1 tháng khi mang thai giúp giảm nguy cơ mắc cúm và bảo vệ sự phát triển của thai nhi.
– Vacxin phòng 3 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván:
Vacxin này là sự kết hợp của 3 loại vacxin một lần tiêm. Với khả năng lây truyền qua đường hô hấp, bạch hầu, ho gà và uốn ván là những căn bệnh nguy cơ cao trong thời kỳ mang bầu. Chúng có thể gây ra hậu quả đáng kể cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Vacxin thủy đậu:
Phụ nữ chưa từng mắc bệnh thủy đậu nên tiêm vacxin thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Điều này giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ. Tuy nhiên, vacxin này không được khuyến nghị nếu đang mang thai
Vacxin viêm gan B là biện pháp quan trọng để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này từ việc lan truyền từ mẹ sang con. Lịch tiêm vacxin viêm gan B bao gồm 3 mũi tiêm, cần được thực hiện trước khi mang thai và theo đúng thời gian quy định để đảm bảo hiệu quả.
Thời điểm tiêm vaccxin viêm gan B:
Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm vào trước khi mang thai 7 tháng.
Mũi 2: Tiêm cách mũi 01 ít nhất là một tháng.
Mũi 3: Cách mũi 1 ít nhất sáu tháng.
Ngoài 5 loại vacxin trên, nếu có điều kiện, việc tiêm các loại vacxin phòng ung thư cổ tử cung, bệnh do HPV, bệnh phế cầu khuẩn, viêm màng não mô cầu A, C, Y cũng là lựa chọn tốt để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, việc tiêm vacxin cần được thảo luận và thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
2.2 Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng trước khi mang thai
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, khi tiêm phòng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Nên tiêm sớm: Hãy tiêm phòng ngay khi có thể. Đừng chờ đến khi chuẩn bị mang thai mới tiêm, để tránh lịch tiêm dày và ngán tiêm.
– Thời gian: Đa số các mũi tiêm cần được thực hiện trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng. Tìm hiểu kỹ để biết thời điểm thích hợp cho từng mũi tiêm.
– Cần theo dõi sau tiêm: Sau mỗi mũi tiêm, hãy ở lại phòng tiêm chủng trong khoảng 30 – 60 phút để theo dõi biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra.
– Không nên trì hoãn việc tiêm phòng đến khi chuẩn bị mang thai mới tiêm.
– Trong quá trình chuẩn bị mang thai, việc tìm hiểu kỹ về thời gian tiêm phòng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Các khoảng thời gian quy định cho từng mũi tiêm ngừa cần được tuân thủ chặt chẽ. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét độ cách giãn giữa việc tiêm ngừa và thời điểm dự định mang thai. Phù hợp với lịch trình, hầu hết các mũi tiêm cần thực hiện trước khi thụ thai khoảng từ 3 đến 6 tháng.
– Nếu như đang trong giai đoạn tiêm phòng lại phát hiện mình đã mang thai, việc tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt. Chuyên gia y tế sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể dựa trên tình hình cá nhân của bạn. Đừng ngần ngại tiếp cận y tế để đảm bảo quy trình tiêm ngừa và thai kỳ diễn ra an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em phụ nữ hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vacxin trước khi mang thai. Liên hệ ngay với phòng Tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch hoặc được hỗ trợ các thông tin cần thiết về tiêm chủng nhé!