Như nhiều bác sĩ chuyên khoa vẫn chia sẻ: “Muốn xem sức khỏe của một người phụ nữ ra sao, hãy nhìn vào chu kỳ kinh nguyệt của cô ấy”. Đúng như vậy, việc kinh nguyệt của người phụ nữ không đều, không ổn định có thể cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe phụ khoa. Bên cạnh đó, lý do kinh nguyệt không đều cũng là vấn đề khiến chị em phải kiêng dè, ái ngại.
Menu xem nhanh:
1. Kinh nguyệt không đều được thể hiện như thế nào?
Kinh nguyệt xuất hiện khi, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra sau quá trình rụng trứng. Quá trình này có liên quan tới sự thay đổi của nội tiết tố, cụ thể là sụt giảm estrogen đột ngột. Máu lúc này được đẩy từ tử cung ra khỏi âm đạo từ khoảng 3 – 5 ngày, đây được gọi là thời gian hành kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ bình thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, có thể chênh lệch một chút tùy theo cơ địa mỗi người. Mỗi chu kỳ, lượng máu mất đi vào khoảng 50-150ml.
Kinh nguyệt không đều thể hiện qua thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh, lượng máu kinh mất đi qua mỗi chu kỳ. Ngoài ra, vấn đề này cũng được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.
– Rong kinh
Rong kinh hay rong huyết là hình thức phổ biến nhất ở những phụ nữ kinh nguyệt không đều. Rong kinh có biểu hiện đặc trưng là chu kỳ kinh nguyệt ngắn, thời gian hành kinh kéo dài quá 5 hoặc 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi vượt quá 80ml/lần hành kinh.
Tuy nhiên, rong kinh không phải là một hình thức kinh nguyệt không đều đơn giản, mà nó còn cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa có ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của tử cung như u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung, viêm cổ tử cung hay ảnh hưởng tới buồng trứng như u nang buồng trứng đa nang buồng trứng,,… Đôi khi, nó còn là dấu hiệu cho biết tử cung, buồng trứng đang bị tổn thương, biến chứng sau một thủ thuật ngoại khoa nào đó.
– Thống kinh
Thống kinh hay đau bụng kinh là vấn đề của nhiều chị em. Hầu hết chị em đều cảm thấy đau bụng vào thời gian hành kinh. Nếu cơn đau chỉ âm ỉ, tình trạng sức khỏe của bạn có thể không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, đau quá 1 ngày, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống thì cần xem xét thăm khám để được nắm rõ nguyên nhân bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thống kinh xuất phát từ sự thay đổi nồng độ hormone vào cuối kỳ kinh. Các prostaglandin lúc này được sản sinh nhiều hơn bình thường, tử cung co thắt mạnh, khiến các mạch máu chịu nhiều áp lực, bị siết chặt. Từ đó, máu không được lưu thông dễ dàng, dẫn tới thiếu oxy, làm lớp nội mạc tử cung hoại tử, bắt đầu bong tróc ra gây đau.
Trong trường hợp cơn đau dữ dội, thường xuyên xuất hiện trong các kỳ kinh, có thể sức khỏe sinh sản của người phụ nữ đang có vấn đề. Một số bệnh lý có thể gặp phải như viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung…
– Thiểu kinh
Rất nhiều trường hợp, kinh nguyệt ra ít với lượng máu chỉ rơi vào từ 20-30ml mỗi chu kỳ, thời gian hành kinh có thể chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn, máu kinh không được đẩy ra hết, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ cũng không được đảm bảo, dễ gây vô sinh, hiếm muộn.
– Cường kinh
Một triệu chứng khác của những chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh ra nhiều là cường kinh.
Tình trạng này diễn ra khi máu kinh ra nhiều, thời gian hành kinh quá 3 ngày. Cường kinh gây mất máu nghiêm trọng, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu sắt mãn tính.
– Vô kinh
Vô kinh hay còn được nhận định là không có kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ có tử cung phát triển bất thường, có khiếm khuyết tại tử cung. Vì vậy, quá trình tái tạo lớp nội mạc tử cung cũng như quá trình bong tróc nội mạc không diễn ra như bình thường, khiến máu kinh không được đẩy ra ngoài.
Với những hình thức biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào một số lý do dẫn đến vấn đề này.
2. Những lý do nào dẫn đến kinh nguyệt không đều và cách khắc phục
2.1. Những lý do kinh nguyệt không đều mà chị em nên chú ý
Kinh nguyệt không đều đến từ nhiều lý do. Tuy nhiên, có một vài lý do phổ biến mà chị em nên biết, từ đó chủ động hơn trong việc cải thiện tình trạng bất thường này.
– Kinh nguyệt không đều do nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố của người phụ nữ rất dễ thay đổi chỉ với một số sự điều chỉnh về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hay đơn giản là tại các mốc chuyển giao từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Các bạn gái bước vào tuổi dậy thì, phụ nữ sau khi sinh nở và phụ nữ chuẩn bị bước vào tuổi tiền mãn kinh là những đối tượng dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, việc ăn uống không hợp lý, không cân đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sử dụng thuốc sai chỉ định, đặc biệt là các loại thuốc có ảnh hưởng tới nội tiết tố như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone, thuốc chống đông máu, aspirin và ibuprofen,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến thay đổi nồng độ các hormone nội tiết theo từng thời điểm.
– Kinh nguyệt không đều do bệnh lý: Một số bệnh lý về tử cung, buồng trứng đã trở thành nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản của người phụ nữ. Những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có kinh nguyệt không đều như: Đa nang buồng trứng, suy giáp, cường giáp, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…
Khi phát hiện những bệnh lý này, người bệnh cần sớm có kế hoạch theo dõi, điều trị để tránh những biến chứng do bệnh ảnh hưởng trong thời gian dài.
– Kinh nguyệt không đều do tâm lý căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi: Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi phụ nữ bị stress, căng thẳng kéo dài, não bộ sẽ điều khiển các hormone tuyến yên tác động tới quá trình rụng trứng, trứng rụng không ổn định, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.
2.2. Cách khắc phục với những lý do kinh nguyệt không đều
Với mỗi lý do, trong quá trình thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương pháp, kế hoạch điều trị, khắc phục phù hợp để chị em có thể nhanh chóng ổn định vòng kinh, ngoài ra còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe sinh lý, sinh dục.
– Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập trung cải thiện thói quen tích cực mỗi ngày:
Chế độ ăn uống không khoa học, sinh hoạt chưa hợp lý, giờ giấc nghỉ ngơi không cân đối dễ khiến hormone nội tiết tố bị ảnh hưởng, làm cho kinh nguyệt của người phụ nữ bị rối loạn. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, giờ giấc sinh hoạt là điều kiện cần và đủ để cải thiện vòng kinh, cho chị em một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, việc vận động thường xuyên cũng rất cần thiết. Điều này giúp cải thiện tốt quá trình co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài của tử cung, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, ổn định thời gian hành kinh từ 3 đến 5 ngày.
– Sử dụng thuốc, các liệu pháp ổn định hormone:
Thuốc và các liệu pháp ổn định hormone thường được sử dụng trong việc cải thiện các vấn đề bất thường về nội tiết tố, đặc biệt với những đối tượng như phụ nữ sau sinh, phụ nữ chuẩn bị bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.
Việc sử dụng thuốc đa phần dưới dạng uống, được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không những cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, phương pháp này còn hỗ trợ tốt cho quá trình ổn định, cân bằng nội tiết tố, cải thiện một số vấn đề sinh lý nữ.
– Điều trị ngoại khoa cải thiện lý do kinh nguyệt không đều:
Các phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng với những trường hợp kinh nguyệt không đều do bệnh lý. Một số bệnh lý khi tới giai đoạn phát triển, gây biến chứng sẽ dẫn đến biểu hiện như rong kinh, thống kinh, cường kinh. Vì vậy, phẫu thuật, loại bỏ trực tiếp các vấn đề bệnh lý này sẽ giúp điều chỉnh, ổn định chu kỳ kinh, khắc phục những hình thức của kinh nguyệt không đều, từ đó cải thiện tốt hơn sức khỏe phụ khoa, có ý nghĩa bảo vệ khả năng sinh sản, làm mẹ của người phụ nữ.
Cùng với việc điều trị, chị em cũng nên lưu ý thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để đảm bảo mọi vấn đề đều trong tầm kiểm soát. Khám, phát hiện các bất thường, lý do kinh nguyệt không đều từ sớm, người bệnh càng có khả năng ổn định vòng kinh tốt hơn, tối ưu thời gian điều trị hiệu quả hơn.