Chế độ ăn uống là một trong những lo lắng của người mắc bệnh tiểu đường. Vấn đề ở đây không chỉ là sự kiên trì tuân thủ các nguyên tắc về dinh dưỡng mà thực tế có thể là thông tin sai lạc khiến bệnh nhân hiểu nhầm, dẫn tới kiêng khem quá mức hoặc ăn uống không hợp lý.
Menu xem nhanh:
1. Người bệnh phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt dành cho người bị tiểu đường
- Chế độ ăn uống là một trong những lo lắng của người mắc bệnh tiểu đường.
Sự thật: Không có chế độ ăn uống tiêu chuẩn dành cho bệnh nhân tiểu đường. Một số người có thể cần phải lưu ý về lượng carbs trong khẩu phần ăn hàng ngày, trong khi những người khác thì không. Còn với người bị thừa cân, mục tiêu hàng đầu là giảm cân và có rất nhiều phương pháp để thực hiện điều này. Để biết phương pháp nào hiệu quả nhất với tình trạng của bản thân, tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Carb là viết tắt của Carbohydrates. Carbs cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động. Chúng được tìm thấy trong hầu hết các nguồn thực phẩm từ thực vật, như trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật có chứa carbs.
2. Những sản phẩm “không đường” tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Sự thật: Các sản phẩm “không đường” thường chứa nhiều calories và carbs, nên cần phải kiểm tra thông tin về thành phần dinh dưỡng cẩn thận.Theo Carolyn Brown, RD, một chuyên gia dinh dưỡng tại Foodtrainers ở New York, một số chất tạo ngọt như sorbitol, mannitol và xylitol có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Nhìn chung người bị tiêu đường nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó nên lựa chọn trái cây và rau quả, thịt bò nạc, thịt gia cầm, cá, và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
3. Người bị bệnh tiểu đường không được ăn bất cứ đồ ngọt nào
- Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt nhưng chỉ ở mức giới hạn.
Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng nhỏ để đảm bảo lượng calories và carbs trong ngày mà bệnh nhân tiêu thụ bao gồm cả món đồ ngọt vẫn ở mức hợp lý, không vượt quá giới hạn cho phép.
Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu hạn chế bản thân quá nhiều.
4. Người bị tiểu đường không nên ăn khoai tây.
Sự thật: khoai tây rất giàu carbs nhưng bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực. Ngoài ra cũng có các loại thực phẩm giàu carbs khác mà người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống như mì ống, bánh mì và gạo – chỉ cần không quá đà.
Một khẩu phần khoai tây nên có kích thước bằng nắm bàn tay của người bình thường. Nếu thấy nhiều có thể chia khoai tây thành nhiều phần để ăn trong ngày. Khoai tây nướng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và khoai lang thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích hơn vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng và có chứa beta carotenes.
Với các loại ngũ cốc, tốt nhất nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu hoặc mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
5. Người mắc bệnh tiểu đường cần tuyệt đối không uống rượu
- Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề sử dụng rượu.
Sự thật: Uống vừa phải – có nghĩa là không có nhiều hơn một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai cho nam giới – là an toàn đối với hầu hết những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trước tiên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.
Một số loại thuốc như insulin hoặc các thuốc làm tăng nồng độ insulin có thể làm cho người bệnh dễ bị hạ đường huyết (đường trong máu thấp). Rượu có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra cách cơ thể tiêu hóa rượu khác với đường, do đó ảnh hưởng của rượu không phải lúc nào cũng biểu hiện ngay lập tức. Uống rượu vào ban đêm có thể khiến lượng đường trong máu bệnh nhân giảm vào sáng ngày hôm sau,
Lưu ý không uống rượu khi chưa ăn gì và nhớ đếm lượng calo để đảm bảo không vượt quá mức giới hạn cho phép.