Vắc xin Typhim Vi là một trong hai loại vắc xin thương hàn được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu về lịch tiêm chủng, các tác dụng phụ có thể xảy ra và những điều cần lưu ý khi tiêm chủng vắc xin này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quát về loại vắc xin thương hàn Typhim Vi
1.1. Khái niệm bệnh lý thương hàn và cách phòng tránh bệnh
Thương hàn là một loại bệnh hay xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh này gây ra bởi sự tấn công của các vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhi), trực khuẩn phó thương hàn. Khi mắc bệnh lý thương hàn, người bệnh sẽ có thấy xuất hiện tình trạng bị nhiễm độc toàn cơ thể đi kèm với các tổn thương đối với hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, ở giai đoạn vi khuẩn tấn công xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ăn không ngon, sốt cao kéo dài, mệt mỏi,…
Thương hàn thường hay xuất hiện nhiều ở giai đoạn mùa hè. Nếu môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dễ dẫn đến bệnh hình thành.
Độ tuổi dễ mắc các bệnh lý thương hàn nhiều nhất sẽ rơi vào khoảng từ 15 đến 30 tuổi. Bệnh thương hàn cũng có tính chất lây lan khá cao. Vi khuẩn thương hàn sẽ trú ngụ tại quần áo cũng như đồ dùng cá nhân của người bệnh. Thông qua sự tiếp xúc gần hoặc sử dụng chung đồ vật, người lành sẽ có khả năng nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua con đường tiêu hóa.
Theo đó, để phòng tránh khả năng mắc thương hàn, chúng ta nên chủ động tiêm chủng vắc xin đầy đủ. Hiện nay có hai loại vắc xin phòng thương hàn được sử dụng phổ biến đó là: vắc xin loại bất hoạt Typhim Vi hoặc vắc xin loại giảm độc lực dùng bằng đường uống.
1.2. Loại vắc xin Typhim Vi loại 0,5ml có phác đồ tiêm chủng ra sao?
Đây là loại vắc xin phòng bệnh thương hàn được sử dụng qua đường tiêm chủng. Vắc xin bất hoạt này sử dụng chính các kháng nguyên đã chết từ vi khuẩn thương hàn để chế tạo, điều chế vắc xin.
Phác đồ tiêm chủng cụ thể của loại vắc xin này như sau:
– Vắc xin chỉ áp dụng đối với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và đối tượng người lớn trưởng thành.
– Cần thực hiện tiêm tổng cộng 2 liều vắc xin.
– Mũi tiêm đầu tiên được thực hiện khi trẻ đủ 2 tuổi. Mỗi lần tiêm sẽ tương ứng với 0,5ml vắc xin.
– Mũi tiêm thứ 2 (mũi nhắc lại) sau mũi tiêm đầu tiên khoảng 3 tuần.
– Nên tiêm nhắc lại định kỳ mỗi 3 năm 1 lần để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
1.3. Các tác dụng phụ của vắc xin Typhim Vi là gì?
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng thương hàn Typhim Vi có thể sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa mỗi người.
– Các loại phản ứng tại vị trí tiêm chủng như: sưng đau, tấy tại vị trí tiêm, chai cứng,…Những phản ứng này thường sẽ tự hết sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm chủng. Không nên tự ý bôi đắp, chườm bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
– Hiện tượng bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…có thể sẽ xảy ra sau tiêm chủng vắc xin thương hàn.
– Một số tác dụng phụ ít xảy ra đó là: phát ban, nổi mẩn, dị ứng, áp xe tại khu vực tiêm chủng,…
– Hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm chủng rất hiếm khi xảy ra.
2. Những đối tượng chống chỉ định đối với tiêm chủng vắc xin thương hàn
Bên cạnh vắc xin thương hàn Typhim Vi thì còn có loại vắc xin thương hàn Typhoid Vi (Việt Nam). Cả 2 loại vắc xin này đều có những đối tượng chống chỉ định nhất định. Do đó, trước khi tiến hàng tiêm chủng vắc xin thương hàn, chúng ta cần khám sàng lọc trước tiêm với bác sĩ, cũng như thông báo với bác sĩ tình hình sức khỏe, các bệnh lý tiền sử. Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin thương hàn đó là:
– Người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.
– Người mắc các bệnh liên quan tới rối loạn chức năng đông máu hoặc bệnh lý gây giảm cầu.
– Trẻ em chưa đủ 2 tuổi cũng không được tiêm vắc xin thương hàn. Nên chờ cho tới khi trẻ đủ tuổi quy định mới tiêm chủng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
– Phụ nữ đang trong quá trình mang bầu cần phải hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm chủng.
– Đối tượng đang mắc các bệnh lý cấp tính, mãn tính cũng không nên tiêm chủng vắc xin thương hàn.
– Không nên tiêm chủng cho những người đang bị sốt, bị ho, dị ứng,…
3. Cần lưu ý điều gì khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thương hàn?
Để vắc xin thương hàn phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh, cũng như ít gây ra những biến chứng không mong muốn, cần lưu ý tới một số điều sau:
– Vắc xin phòng bệnh thương hàn không được sử dụng tiêm truyền qua đường tĩnh mạch. Vắc xin bắt buộc phải tiêm qua đường bắp hoặc qua đường tiêm dưới da.
– Không sử dụng vắc xin thương hàn cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi.
– Nếu ở lần tiêm đầu tiên, người tiêm chủng gặp phản ứng với vắc xin, thì lần tiêm nhắc lại sau không nên tiếp tục thực hiện nữa.
– Vắc xin thương hàn Typhim Vi chỉ có tác dụng chống lại các bệnh do trực khuẩn thương hàn chứ không chống lại được các bệnh gây ra do trực khuẩn phó thương hàn hay trực khuẩn không thương hàn gây ra. Do đó, vẫn cần phòng tránh khỏi khả năng lây nhiễm bệnh.
– Đối với những bệnh nhân mắc HIV hoặc mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch, nên sử dụng tiêm chủng vắc xin sau khi bệnh nhân đã kết thúc các đợt điều trị bệnh.
– Vắc xin thương hàn có thể áp dụng cho cả những mẹ đang cho con bú.
– Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng sát sao. Nếu thấy có bất cứ phản ứng bất thường nào, thì nên lập tức đi tới bệnh viện để được điều trị.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng vắc xin, cùng nguồn vắc xin đạt chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho toàn bộ các khách hàng. Tại Thu Cúc TCI, các gói tiêm chủng được thiết kế phù hợp với độ tuổi của cả trẻ em và người lớn. Quy trình tiêm chủng đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế bao gồm: khám sàng lọc trước tiêm chủng – tiêm chủng – chờ sau tiêm chủng. Khách hàng khi đến với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẽ được trải nghiệm các dịch vụ tiện ích.
Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt giữ vắc xin Typhim Vi nhé!