Ở giai đoạn trĩ nội độ 2, búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng vẫn có khả năng tự co trở lại sau đó. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc phối hợp cả hai tùy theo tình trạng cụ thể. Sau quá trình điều trị, việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hợp lý và phòng ngừa táo bón là rất quan trọng nhằm giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Menu xem nhanh:
1. Trĩ nội và các cấp độ của trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bị giãn nở, tạo thành búi trĩ nằm trong ống hậu môn và trên đường lược. Do vị trí này không có dây thần kinh cảm giác, nên ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không cảm thấy đau, khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, trĩ nội có thể tiến triển qua 4 cấp độ với các biểu hiện ngày càng nghiêm trọng.
1.1. Trĩ nội cấp độ 1
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh trĩ nội, khi các mạch máu tại hậu môn và trực tràng dưới bắt đầu sưng giãn, hình thành búi trĩ nhỏ nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn. Người bệnh thường không cảm thấy đau, nhưng có thể xuất hiện chảy máu nhẹ khi đi đại tiện, máu thường dính trên giấy vệ sinh hoặc phân. Do búi trĩ chưa sa ra ngoài, việc phát hiện ở giai đoạn này thường khó khăn.
1.2.Trĩ nội cấp độ 2
Ở cấp độ này, búi trĩ phát triển lớn hơn và có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, nhưng sau đó tự co lại vào trong mà không cần tác động. Triệu chứng chảy máu khi đi vệ sinh trở nên rõ ràng hơn, máu có thể nhỏ giọt hoặc thành vệt. Người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa ngáy, ẩm ướt vùng hậu môn do dịch nhầy tiết ra.

Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bị giãn nở, tạo thành búi trĩ nằm trong ống hậu môn và trên đường lược
1.3. Trĩ nội độ 3
Ở giai đoạn này, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không thể tự co lại; người bệnh phải dùng tay đẩy vào. Triệu chứng đau rát, chảy máu và cảm giác vướng víu ở hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị thường cần đến can thiệp ngoại khoa tùy theo mức độ nghiêm trọng.
1.4. Trĩ nội độ 4
Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn và không thể đẩy vào trong hậu môn, gây đau đớn dữ dội, chảy máu nhiều và có nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, ngồi hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Điều trị ở giai đoạn này thường bắt buộc phải phẫu thuật và cần theo dõi chặt chẽ để tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Đặc điểm nhận biết trĩ nội độ 2
Trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển từ trĩ nội độ 1, đặc trưng bởi sự sa búi trĩ ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, nhưng vẫn có khả năng tự co lại sau đó. Ở giai đoạn này, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
– Chảy máu khi đại tiện: Là dấu hiệu phổ biến nhất, máu có thể xuất hiện dưới dạng nhỏ giọt, dính trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia khi đi đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm. Máu thường có màu đỏ tươi hoặc dạng cục, xuất hiện do tổn thương búi trĩ bên trong trực tràng.
– Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh, nhưng vẫn có thể tự co lên mà không cần tác động ngoại lực. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ có thể sa ra ngoài thường xuyên hơn và không thể tự co lại, dẫn đến trĩ độ 3.
– Ngứa ngáy và ẩm ướt vùng hậu môn, đau rát khi đi đại tiện: Mặc dù trĩ nội thường ít gây đau do nằm trong trực tràng, nhưng ở độ 2, búi trĩ có thể bị viêm hoặc sưng tấy, gây cảm giác đau rát khi đi đại tiện
– Cảm giác vướng víu:ở vùng hậu môn, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc vận động mạnh.
Trĩ nội độ 2, nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành các cấp độ nặng hơn, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

4 cấp độ của trĩ nội
3. Điều trị trĩ nội độ 2 bằng các cách nào?
3.1. Ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và cải thiện tình trạng trĩ nội độ 2. Người bệnh nên tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để làm mềm phân, giảm táo bón – nguyên nhân chính khiến búi trĩ sa nhiều hơn. Bên cạnh đó, uống đủ 1,5–2 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Các khoáng chất như magie, kẽm, sắt cũng nên được bổ sung qua thực phẩm như hạt khô, gan động vật, cá biển để hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. Người mắc trĩ cần kiêng rượu bia, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ vì những loại thực phẩm này dễ gây táo bón, làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
3.2. Duy trì vận động và thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn, vận động và sinh hoạt lành mạnh giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh nên duy trì các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga hoặc bơi lội để thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng ngừa ứ trệ tĩnh mạch. Tránh ngồi quá lâu, đặc biệt là ở tư thế ngồi xổm hoặc ngồi văn phòng liên tục. Hãy đứng dậy, đi lại sau mỗi 30–60 phút làm việc. Cùng với đó, việc đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn và không rặn mạnh giúp hạn chế búi trĩ sa ra ngoài. Sau mỗi lần đại tiện, cần vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng, sạch sẽ để ngăn nguy cơ viêm nhiễm.
3.3. Điều trị y tế
Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị nội khoa với thuốc hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, kết hợp thuốc bôi hoặc đặt hậu môn để giảm đau rát, ngứa ngáy và chảy máu theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả rõ rệt hoặc búi trĩ sa nhiều, người bệnh nên tái khám và có thể được chỉ định các phương án khác hiệu quả hơn. Hiện nay, kỹ thuật đốt trĩ Laser Diode là bước đột phá trong điều trị trĩ khi có thể xử lý trĩ ngay từ cấp độ 2. Đây là phương pháp ít xâm lấn, không gây đau nhiều, thời gian phục hồi nhanh và không cần chờ bệnh nặng mới thực hiện. Tại Thu Cúc TCI, công nghệ đốt trĩ Laser Diode được tiên phong ứng dụng và được người bệnh cực kỳ hài lòng, tin cậy.

Kỹ thuật đốt trĩ Laser Diode là bước đột phá trong điều trị trĩ khi có thể xử lý trĩ ngay từ cấp độ 2
Trĩ nội cấp độ 2 là giai đoạn bệnh đã có biểu hiện rõ ràng và bắt đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy chưa phải giai đoạn nghiêm trọng nhất, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.